Truyền đạo 11:3 “khi một cây cối ngã về hướng
nam hay về hướng bắc, hễ ngã chỗ nào nó phải ở chỗ đó”.
Lời tuyên bố của người truyền đạo rằng một khi cây
đổ, nó sẽ không di chuyển được nữa. Nhưng tại sao ông chỉ đề cập đến phía nam
và phía bắc, hai trong bốn hướng mà cây cối bị đốn có thể ngã xuống?
Rõ ràng, Sa-lô-môn có ý định đưa cho chúng ta một
bài học sâu hơn. Trong Kinh Thánh, ở một số nơi, con người được so sánh với cây
cối và cây cối sắp chết nói lên sự phá hủy đời sống của họ (Giê-rê-mi 11:19).
Vì chỉ có hai trạng thái khác nhau sau khi con người chết, nên chỉ có hai hướng
được đề cập là bắc và nam.
Thực tế là nhà truyền đạo đang hướng về phía bắc
và phía nam để chỉ ra rằng một người đã chết có thể mong đợi bước vào cõi đau đớn
hoặc nơi đại phúc. Bởi vì phía bắc ngụ ý ánh sáng và sự ấm áp, còn phía nam thay
cho bóng tối và lạnh lẽo. Đối với sự hiểu biết của một người Y-sơ-ra-ên, thì
phía bắc cũng là phía bên trái và phía nam bên phải, khi họ đứng trước cửa đền
thờ Jerusalem nhìn về hướng mặt trời mọc (tức là phía đông). Và trong Kinh
Thánh bên trái được ban phước, nhưng bên phải thường liên quan đến việc nguyền
rủa. Chúng ta hãy suy nghĩ, ví dụ như tòa án xét xử các quốc gia sau cơn đại nạn,
nơi những con dê được đặt ở bên trái và những con chiên ở bàn tay phải của Chúa
(Ma-thi-ơ 25: 33, 34, 41).
Câu chuyện của La-xa-rơ và người giàu minh họa
rất rõ ràng câu Kinh Thánh Truyền 11:3, bởi vì nó cho thấy rằng chỉ có hai khả
năng sau khi chết: đau đớn hoặc an ủi. Ngoài ra còn có nói về một vực sâu cách trở
lớn mà làm cho hai bên không thể thay đổi chỗ được(Lu-ca 16: 25,26) - nơi nào
cây ngã xuống, cây vẫn cứ ở đó! Bạn sẽ ở ngã về đâu?