Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Nhã Ca thuộc Kinh điển Cựu ước không?



-
 Hỏi: Anh có tin sách Nhã Ca thuộc về Thánh Kinh không?
Nhiều người giải thích cho tôi rằng quan hệ giữa người Nam và Nữ như quan hệ của Chúa và Hội Thánh. Tôi hoàn toàn đồng ý về điều này.
Tuy nhiên, các sách khác  sách Nhã Ca, nói rõ về sự ví von này. Sách Nhã Ca chỉ nói về tình yêu trai gái không nói gì về Đức Chúa Trời
Tình yêu trai gái không đủ để nói lên quan hệ giữa Chúa và Hội Thánh.
Tôi không hiểu những người khi canonized Thánh Kinh suy nghĩ như thể nào để cho rằng cuốn sách tình yêu này thuộc về Thánh Kinh.
Solomon là một ông vua trụy lạc, có hàng trăm cung phi mỹ nữ, là một người không thể giảng về tình nghĩa vợ chồng.

Sự suy nghĩ của anh như thế nào xin chia xẻ. Nếu có bất đồng xin anh khoan condemn tôi vội,
Xin cho tôi cơ hội để làm sáng tỏ quan điểm của mình.
Cho tôi hỏi anh một câu chót: Nhã Ca khác các truyện tình của thế gian như thế nào để được đặt vào trong Thánh Kinh?
-          
Trên đây là nghi vấn của một độc giả, tôi giải đáp như sau:
Chuyện Tình Thần Thượng—The divine romance
Trong kinh Tân ước có chừng 11 huyền nhiệm thần thượng (mysteries) mà Christ và hội thánh là mầu nhiệm lớn nhất- Epheso 5: 32.
 Chủ đề chính của kinh thánh không phải sự cứu rỗi mà là chuyện tình thần thượng giữa Đức Chúa Trời và loài người. Đức Chúa Trời trong Đấng Christ là Vị Hôn Phu và hội thánh nói chung là vị hôn thê, được tìm kiếm, cứu chuộc, biến đổi, trang điểm để kịp ngày cưới  khi Đấng Christ tái lâm- Khải 19.
Câu chuyện tình giữa vua Sa-lô-môn vinh hiển và thôn nữ Su-la-mít đen đúa là một minh họa, một hình bóng (shadow), một tiêu biểu (type), một biểu hiệu (symbol) giữa nhiều minh họa khác của cả Kinh thánh, tất cả đều để làm rõ câu chuyện tình thần thượng trên.
Tiên tri Ba-la-am có phẩm chất tồi tệ, nhưng ông cũng nói ra lời Chúa ước lượng chừng 4 hay 5 thi thiên cao quý, vì Chúa kiểm chế tư tưởng ông. Vua trụy lạc Sa-lô-môn, viết ra Nhã ca không nằm ngoài ngoại lệ. Chúa có thể kiểm soát ông khi viết.
Sa-lô-môn là vị vua sa ngã, trụy lạc, nhưng đã ăn năn lúc tuổi già và viết lại sách Truyền đạo để bày tỏ sự thay đổi của mình. Dù ông là nhân vật hư hỏng, nhưng Chúa Jesus chấp nhận phần tích cực trong đời sống ông ta làm tiêu biểu (type) cho Ngài.
--Mathio 1:1- Ngài được gọi là con của Đa-vít, tức là Sa-lô-môn lớn, cất đền thờ là xây dựng Hội thánh đời đời của Đức Chúa Trời.
-Mathio 12- Ngài là Sa-lô-môn lớn hơn. Đức Chúa Trời dùng khoảng 40 năm đưa Sa-lô-môn lên địa vị huy hoàng tột đỉnh—để Ngài có thể nói với chúng ta về Con Ngài—«và này, có người vĩ-đại hơn Sa-lô-môn ở đây » (Mathio 12 :42 TKTC).
-2 Sa mu ên 7 :12-16 nói đến vương quyền đời đời của Sa-lô-môn lớn hơn, chớ không phải nói đến Sa-lô-môn cụ thể.
Sa-lô-môn có 700 bà vợ và 300 cung phi, mà còn theo đuổi thôn nữ Su-la-mít, thật là một việc tồi tệ. Đấng Christ không theo chế độ đa thê, nhưng Ngài thu hút và chinh phục được hàng triệu trái tim người tìm kiếm Ngài trải các thời đại. Chuyện tình trong Nhã ca khác các câu chuyện tình trên thế giới xưa nay, vì câu chuyện tình nầy được Đức Chúa Trời dùng làm một biểu hiệu (symbol), một  tiêu biểu (type) cho chuyện tình thần thượng của Ngài.
Có nhiều tiêu biểu, nhiều minh họa khác trong kinh thánh mà Chúa đã dùng để làm sáng tỏ huyền nhiệm Christ và hội thánh như sau :
1.     A-đam và Ê-va- Chúa tiền định hội thánh trước khi sáng thế- Sáng 2.
2.     Y-sác và Rê-be-ca gặp nhau- Đấng Christ hội ngộ hội thánh khi tái lâm- Sáng. 24.
3.     Giô-sép và Ách-nát- Đấng Christ cưới một phần hội thánh từ các dân ngoài Israel. Sáng 41
4.     Đa-vít và A-bi-ga-in- Đấng Christ đem hội thánh theo mình trong chiến trận thuộc linh với sa-tan 1 Sa. 25..v..v..
5.     Đấng Christ và các tín nhân- 2 Cor. 11:2
6.     Tiệc cưới Chiên Con và vợ mới—Khải 19:6-10—xảy ra trước 1000 năm bình an trên đất
7.     Chiên Con và Vợ (thành thánh Jerusalem mới)- Khải 21—tồn tại đời đời.
   Từ sau khi A-đam sa ngã, Chúa tìm và cứu chúng ta. Ngài chủ động tìm đến chúng ta: “Hỡi A-đam, ngươi ở đâu” (Sáng 3:9). Chúa đơn phương tỏ tình, theo đuổi chúng ta. Chúa hứa, “Ta sẽ cưới ngươi cho ta đời đời” (Ô sê 2:19-20). Ngài cật vấn tình yêu dáp ứng của chúng ta, khi Ngài ba lần hỏi Phi e rơ, ấy cũng như hỏi chúng ta, “ngươi có yêu Ta chăng?” trong Giăng 21. Chúa sẽ thật hài lòng khi chúng ta đáp ứng tình yêu của Ngài.: “con yêu Ngài!”.
Sách Nhã ca thi vị hóa và tô đậm chuyện tình thần thượng của Đấng Christ bằng những ngôn từ theo lối biểu hiệu, rất khó hiểu. Phải dùng cả ngôn ngữ toàn bộ kinh thánh mới hiểu nỗi Nhã ca. Nên có một anh em chất vấn tôi : “anh áp dụng câu “Rún nàng giống như cái ly tròn” (Nhã 7:2) như thế nào?”
Hai tiên tri lớn là Ê-sai và Mi-chê sống thời vua Ê-xê-chia, thế kỉ thứ 7 T.C, cùng học giả E-xơ-ra sống thời hậu lưu đày, khoảng thế kỉ thứ 5 T.C. Cộng đồng dân Hê-bơ rơ thời E-xơ-ra và Nê-hê-mi đều tin cậy công việc sàng lọc các sách để đúc kết bộ kinh điển thánh. Kết quả sau cùng là 39 sách Cựu ước, và có cả Nhã ca trong đó.
Nhã ca không phải ngụy kinh (pseudo), là các sách mà người ta về sau nầy thêm vào kinh thánh Cựu ước. Nhã ca cũng không phải là thứ kinh (minor), là các sách mà sau nầy người ta thêm vào kinh Tân ước.
Đức Chúa Trời không thể không biết sách Nhã ca đã nằm trong kinh điển Cựu ước. Tôi không tin Chúa bất động nếu Nhã ca không phải là sách được sự hà hơi, cảm thúc thần thượng khi viết ra. Bằng chứng là những ngụy kinh mà giáo hội Công giáo cố tình đem vào kinh điển Cựu ước suốt thời gian dài của thời Trung cổ khoảng 1000 năm, đã được Chúa chuyển động trong cuộc Cải Chánh  kinh thiên động địa, vứt chúng ra ngoài tất cả.
Việc tin Nhã Ca có là sách kinh điển không, là quyền tự do của chú. Tôi chỉ góp ý theo quan điểm thô sơ của tôi mà thôi. Xin chào.
MK. 13-9-2018