Chúa Jesus phán cùng Ni-cô-đem, “Ví bằng Ta nói với các ngươi việc thuộc về đất, các ngươi còn chẳng tin thay, huống chi Ta nói việc thuộc về trời, thì các ngươi tin thể nào được? Chẳng từng có ai lên trời, trừ ra Đấng từ trời xuống, tức là Con của con người vẫn ở trên trời” (Giăng 3:12-13). Qua hai câu Kinh thánh nầy Chúa Jêsus cho chúng ta biết có hai lãnh vực là lãnh vực thuộc thiên và lãnh vực trên đất.
Chúa Jêsus nói
cùng Phi-e-rơ và các sứ đồ, “Các con bé mọn ơi, Ta còn ở với các con không bao
lâu nữa. Các con sẽ tìm Ta, và như Ta đã nói với người Do-thái rằng: 'Nơi Ta
đi, các ngươi không thể đến được,' thì bây giờ Ta cũng nói với các con như vậy.-Si-môn Phi-e-rơ nói cùng Ngài rằng: “Thưa Chúa, Ngài đi
đâu?” Jêsus đáp rằng: “Nơi Ta đi, bây giờ ngươi chẳng có thể theo Ta được,
nhưng rồi sau đó ngươi sẽ theo Ta.” -Ta đi để sắm sẵn cho các ngươi một chỗ.
Khi Ta đi mà sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, thì Ta sẽ trở lại, tiếp các
ngươi về với Ta, hầu cho Ta ở đâu, thì các ngươi cũng ở đó” (Giăng 13:33,36;
14:2b-3). Tại đây Chúa nói về lãnh vực sự phục sinh, là nơi Ngài sẽ bước vào,
rồi Ngài sẽ đem những người tin Ngài vào định cư trong đó.
Lãnh vực thiên
thuợng và lãnh vực sự phục sinh đồng nghĩa. Đó là nơi Chúa Jêsus đã ở trước khi
thọ hình trên thập tự giá, và cũng là nơi nhân tánh phục sinh của Ngài được
bước vào.
Thi-thiên 22 là
lời tiên tri khi Đa vít được Linh Đức Chúa Trời cảm thúc viết ra về mình nhưng đã
trở thành lời tiên tri về Chúa Jêsus, đã minh giải rất rõ ràng về hai lãnh vực
nầy như sau:
1. Lãnh Vưc
Của Sáng Tạo Cũ:
Các câu từ 1
đến đến 21 trình bày khung cảnh Chúa Jêsus sống trong lãnh vực của sáng tạo cũ.
Lãnh vực nầy có phần hữu hình và vô hình.
a/ Trong
lãnh vực hữu hình:
Chúa nói Ngài như là con sâu, con trùng. Ngài
nói qua lời Đa-vít,“Nhưng tôi là một con trùng, chớ chẳng phải người đâu, Là
điều ô nhục của loài người, và vật khinh dể của dân chúng”. Vì theo nguyên văn
Hebrew, chữ “worm” có thể dịch là con sâu hoặc con giun, con trùng.
Khi bị thọ hình trên thập tự giá, những lời
nầy đã được các thầy tế lễ chế giễu Ngài, “Hễ kẻ nào thấy tôi đều nhạo cười
tôi,Trề môi, lắc đầu, mà rằng: Người phú thác mình cho Đức Giê-hô-va, Ngài khá
giải cứu người; Ngài khá giải cứu người, vì Ngài yêu mến người!” (câu 7-8). Mathio 27: 39-43 cũng có chép những lời tương
tự.
“Tôi bị đổ ra
như nước, Các xương cốt tôi đều rời rã; Trái tim tôi khô như sáp, Tan ra trong
mình tôi Sức lực tôi khô như miếng gốm, Và lưỡi tôi dính nơi ổ gà” Chúa đã trải
qua sự đau đớn tột cùng trong thân thể mình trên thập giá.
“Chúng nó đâm
lủng tay và chân tôi. Tôi đếm được các xương tôi; Chúng nó xem và ngó chân tôi; Chúng nó chia nhau áo xống tôi; Bắt thăm về áo dài tôi”.
Chúa Jêsus kinh nghiệm sự hiện thực của cảnh trạng nầy. Chúa mô tả bọn người
hung ác quanh Ngài lúc đó như là “những bò đực hùng mạnh”, là “sư tử hay cắn xé
và gầm hét” và như là “những con chó bao quanh” Ngài.
b/ Về lãnh
vực vô hình:
Các bạn ơi,
nhưng các con chó, sư tử và trâu rừng trong các câu 20-21 thuộc lãnh vực nào? Vì
Ngài thưa cùng Đức Chúa Trời, “Hãy giải cứu hồn tôi khỏi gươm, Và mạng sống tôi
khỏi loài chó. Hãy cứu tôi khỏi họng sư tử,
Từ các sừng của trâu rừng, Chúa đã nhậm lời tôi”. Có bò đực, chó và sư tử bao
xung quanh thân thể vật lý của Chúa khi Ngài ở trên thập tự giá, và còn có loài
chó, sư tử và trâu rừng khác nữa, bao quanh hồn Ngài khi Ngài còn ở trên thập
giá và sau khi Ngài tắt hơi. Đó là các ác linh, các quỉ nhỏ của Satan mà Chúa
đã giải giáp chúng khi Ngài chết. Phao lô thấy cảnh tượng các quỉ bao vây hồn
của Chúa, nên ông nói, “Ngài cũng triệt nó đi mà đóng đinh trên thập tự giá, truất bỏ (giải giáp) các chấp chánh, các quyền
bính, đem phơi chúng ra tỏ tường, và toàn thắng chúng tại đó” (Cô-lô-se
2:14-15). Mắt loài người không thấy cảnh trạng các quỉ chen lấn, tấn công hồn
Chúa Jesus khi Ngài thọ hình. Thế giới thuộc hồn, theo tâm lý thì loài người
không thể nhìn thấy, nhưng thế giới thuộc hồn nầy cũng gồm chung trong lĩnh vực
của sáng tạo cũ. Khi người khác đang thương yêu
hay căm ghét chúng ta, chúng ta không thấy các loại tình cảm đó, nhưng
chúng ta có thể cảm nhận được “sóng âm” của hai tình cảm đó đang phóng về phía
chúng ta. Hằng ngày, chúng ta đang sống trong thế giới vật chất và trong thế
giới thuộc hồn, tâm lý như vậy.
Tóm lại, phần một của Thi thiên 22 từ câu 1
đến câu 21, cho chúng ta thấy lãnh vực của sáng tạo cũ, gồm lãnh vực vật chất
và lãnh vực thuộc hồn. Chúa Jêsus và mọi người trên trái đất đều đã và đang
sống ở đó.
2. Lãnh Vực
Của Sáng tạo Mới:
Các câu từ 22
đến 31 minh hoạ lãnh vục sự sống lại, tức là lãnh vực thiên thượng. Đa-vít nói,
“Tôi sẽ rao truyền danh Chúa cho anh em tôi, Và ngợi khen Chúa giữa hội chúng”.
Sứ đồ Phao-lô, có thể là tác giả thơ Hê-bơ-rơ, xác nhận đây là lời của Chúa
Jêsus phục sinh, “Vì cả Đấng thánh hoá lẫn
những kẻ được thánh hoá đều bởi một Cha mà ra. Cho nên Ngài cũng không thẹn mà
gọi họ là anh em, rằng: “Tôi sẽ truyền danh Chúa cho
anh em tôi” (Hê-bơ-rơ 2:11-12). Đấng thánh hoá là Chúa Jêsus, sau khi sống lại,
Ngài gọi tín đồ là anh em và đứng chung hát thánh ca với họ khi Hội thánh nhóm
lại. Tôi rất thoả thích cảnh tượng nầy khi Chúa gọi chúng ta là anh em, và khi
nào Hội thánh nhóm lại luôn luôn có Ngài tham dự cách kín đáo và Ngài cùng hát
thánh ca ngợi khen Đức Chúa Trời với chúng ta. Ngài đã nói như vậy sau khi sống
lại, “nhưng hãy đi đến cùng anh em ta mà nói với họ rằng: 'Ta lên cùng Cha ta,
cũng là Cha các ngươi, cùng Đức Chúa Trời ta, cũng là Đức Chúa Trời các ngươi”
(Giăng 20:17) còn Phao-lô cũng đồng
thánh nói, “hầu cho Con ấy làm Con sanh đầu nhứt giữa nhiều anh em.Rô ma 8:
29).
Trong lãnh vực nầy chúng ta không thấy bóng
dáng của hai hạng loại trâu rừng, bò đực, loài chó, hay sư tử hung ác. Chúng ta
thấy những ai?
Đó là:
-
các người kính sợ Đức Giê-hô-va, câu 23 a
-
hết thảy dòng dõi Gia-cốp, câu 23 b
-
hết thảy dòng dõi Israel câu 23 c
-
hội chúng ( assembly) lớn do (from) Chúa, câu 25
-
Kẻ hiền từ (the lowly) sẽ ăn và được no nê, câu 26
-
Những người tìm kiếm Đức Giê-hô-va sẽ ngợi khen Ngài,
câu 26 b
-
Các họ hàng muôn dân sẽ thờ lạy trước mặt Ngài, câu 27
-
Hết thảy người giàu có (the flourishing, fat ones) thế
giới cũng sẽ ăn và thờ lạy, câu 29
-
Một dòng dõi sẽ hầu việc Ngài, câu 30
-
Dòng dõi … rao truyền sự công bình của Ngài, câu 31.
Tác giả thơ
Hê-bơ rơ ngụ ý gì khi ông viết?- “Nhưng anh
em đã đến núi Si-ôn, đến thành của Đức Chúa Trời hằng sống, là
Giê-ru-sa-lem trên trời, đến muôn vàn thiên sứ, đến tổng hội và Hội thánh của những
con đầu lòng được ghi tên trên trời, đến Đức Chúa Trời là Quan án của mọi
người, đến các linh của người nghĩa được trọn vẹn, đến Jêsus là Đấng trung bảo
của giao ước mới, và đến huyết rảy ra, là huyết nói tốt hơn huyết của A-bên
vậy” (Hêb. 12:22-14).
Ngay sau khi
được tái sinh, người tin đồ liền thấy và cảm nhận được lãnh vực sự phục sinh
cũng như bước vào đó bằng nhân linh của mình. Trong nơi đó có Đức Chúa Trời là Quan
án, có Chúa Jêsus là Đấng Trung bảo của giao ước mới, có Hội thánh là thành
thánh là Giê-ru-sa-lem trên trời, và đặc biệt là có các linh của người công
nghĩa được trọn vẹn, như các thành phần mà Thi thiên 22:22-31 đã nêu ra trên
đây. Đức Chúa Trời là Linh, nên các linh người tái sinh nầy mới có thể nhóm họp
trong lãnh vực đó, và giao lưu, hoà lẫn với nhau, hoá thành một cơ cấu thuộc
linh, thần thượng.
3. Anh Em
Đang Sống Trong Lãnh Vực Nào:
Anh em ơi! Anh
em thích sống ở lãnh vực nào? Anh em muốn sống chung với bọn người hung ác như
chó, như sư tử, trâu rừng hay anh em sống với các ác linh như trâu rừng, bò đực
chăng?
Chúa đã chết,
đền tội, và mua chuộc chúng ta, Ngài sắm sẵn một chỗ rộng rãi cho dân tin Ngài
nghỉ ngơi là trong chính Ngài. Giăng 14 không chép về các chỗ ở trên thiên đàng
như đa số dân chúa tin tưởng, mà nói về chỗ ở của chúng ta trong Đức Chúa Trời,
do Đấng Christ đem chúng ta vào, là lãnh
vực của sáng tạo mới, lãnh vực của sự phục sanh.
Nhiều giáo sư Kinh thánh đồng ý đặt tên cho
lãnh vực sáng tạo mới nầy là lãnh vực huyền nhiệm và thần thượng. Đó là linh
giới, nơi ở của Đức Chúa Trời. Tôi xin lặp lại để nhấn mạnh- Chúa Jêsus đã nói
cùng Ni-cô-đem rằng con người phải được sinh lại từ trên cao áơi có thể nhìn
thấy, cảm nhận và bước vào lãnh vực đó. Chúa cũng nói cùng người phụ nữ vô luân
bên giếng Si-kha rằng Đức Chúa Trời là Linh, những ai vận dụng nhân linh của
mình mới chạm được Ngài và lãnh vực thuộc linh của Ngài..
Trên nguyên
tắc thuộc linh, tất cả tín đồ đang sinh sống trong lãnh vực nầy ngay sau khi họ
tin Chúa. Nhưng do sự yếu đuối mãn tính, đang khi chúng ta nhóm họp trong Hội
Thánh, thay vì linh và hồn chúng ta đều bước vào lãnh vực thần thượng nầy, thì dù
thân xác chúng ta vẫn còn ngồi đó, mà hồn mình lại chu du cả thế giới tâm lý
trong trí tưởng tuợng. Những ai sống như vậy không vui huởng được gì trong tâm
linh mình khi nhóm lại với Hội Thánh. Chúng ta hãy cảnh tỉnh, kẻo mình thường lìa
bỏ nơi chí thánh đó mà tìm trở lại thế giới thuộc hồn, thuộc tâm lý và xác thịt,
dầu trên danh nghĩa mình vẫn là con cái chân thật đã được tái sinh của Đức Chúa
Trời. Chúa Jêsus nói, “Nếu ai phục sự Ta, nấy hãy theo Ta; Ta ở đâu, thì tôi tớ
Ta cũng sẽ ở đó; nếu ai phục sự Ta, thì Cha Ta ắt tôn trọng người.--Ta đi để
sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi Ta đi mà sắm sẵn cho các ngươi
một chỗ rồi, thì Ta sẽ trở lại (khi phục sinh), tiếp các ngươi về với Ta, hầu
cho Ta ở đâu, thì các ngươi cũng ở đó” (Giăng 12:26; 14:2b-3). Anh em có thường
xuyên cư ngụ trong nơi Chúa đã dự bị không? Xin Chúa thương xót chúng ta.
Tôi kết luận
bài nầy bằng mấy dòng thơ sau đây:
Trong ngoài
lãnh vực thuộc linh,
Bạn ơi, ổn
định cho mình nơi đâu?
Bạn tin nên đã
bước vào,
Tôi e bạn thích
xé rào bước ra;
Nhân linh vận
dụng tối đa,
Chúng ta an
hưởng nơi mà Chúa ban;
Phạm vi thần
thượng thiên đàng,
Là phần vui
hưởng huy hoàng của ta.
Minh Khải
22-3-2014