Ê-sai 52:13-15” Nầy, tôi tớ Ta sẽ làm cách khôn ngoan; sẽ được tôn
lên, dấy lên, và rất cao trọng. Như nhiều kẻ thấy ngươi mà lấy làm
lạ (mặt mày người tiều tuỵ hơn mọi kẻ khác, hình dung người
không giống con trai loài người), thì cũng vậy người sẽ làm
nhiều dân sững sờ, và các vua ngậm miệng lại vì người; vì họ sẽ thấy điều chưa
ai nói cho mình, và sẽ hiểu biết điều mình chưa hề nghe”.
Ê-sai 53:1-12 “Ai
tin điều đã rao truyền cho chúng ta, và cánh tay Đức Giê-hô-va đã được tỏ ra
cho ai? Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rễ ra từ đất
khô. Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ; khi chúng ta thấy người,
không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được. Người
đã bị người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị
khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người
ra gì. Thật người đã mang sự đau ốm của chúng
ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị
Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta
mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, Bởi sự sửa phạt người chịu
chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta
thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi
của hết thảy chúng ta đều chất trên người. Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự
khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên
câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng. Bởi sự ức hiếp và xử đoán, nên người
đã bị cất lấy; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng người đã
bị dứt khỏi đất người sống, là vì cớ tội lỗi dân ta đáng chịu đánh phạt? Người ta
đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu;
dầu người chẳng hề làm điều hung dữ và chẳng có sự dối trá trong miệng. Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương
người, và khiến gặp sự đau ốm. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc
tội, người sẽ thấy dòng dõi mình; những ngày người sẽ thêm dài ra, và ý chỉ Đức
Giê-hô-va nhờ tay người được thạnh vượng. Người sẽ thấy kết quả của sự khốn
khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn. Tôi tớ công bình của ta sẽ lấy sự thông
biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình; và người sẽ gánh lấy tội
lỗi họ. Vậy nên ta sẽ chia phần cho người đồng với người lớn. Người sẽ chia của
bắt với những kẻ mạnh, vì người đã đổ mạng sống mình cho đến chết, đã bị kể vào
hàng kẻ dữ, đã mang lấy tội lỗi nhiều người, và cầu thay cho những kẻ phạm tội”
"Nầy, tôi tớ Ta ... " (Ê-sai 52:13 ) .
"Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời " (
Giăng 1:29 ) .
"Kìa, xem Người ( the Man) ! " (Giăng
19:5 ) .
"Kìa, Vua các ngươi kia!” (Giăng 19:14).
Người Tôi Tớ
"Này, tôi tớ của Ta". Không cần
phải nhìn sâu sắc để thấy rằng bốn chỉ danh tương ứng với những gì có trong
chương 53 của lời tiên tri Ê-sai. (Thật lấy làm tiếc khi những gì đã được gọi
là chương 53 đã bắt đầu với câu hỏi, "Ai tin điều đã rao truyền cho chúng ta ?
" Trong văn bản gốc phân đoạn mới nầy bắt đầu từ câu 13 của Chương 52 -
"Nầy, tôi tớ của Ta" - và nên tiếp theo với chương 53, và sau đó những gì theo sau là đầy
tớ nhìn từ các quan điểm khác nhau, và những quan điểm khác nhau đó là bốn điều
mà chúng tôi đã đề cập - "Tôi tớ của Ta", "Chiên con
của Đức Chúa Trời", "Người (the
Man) ", "vua của các ngươi".
Matthew, khi ông trích dẫn Ê-sai 42:1-
"Nầy, tôi tớ của Ta"– đã sử dụng từ ngữ Hy Lạp có nghĩa là “nô lệ” thay cho chữ “tôi tớ”- "Này, nô lệ Ta"(Math.
12:18)- cùng một lúc đưa ra sự phức tạp khác cho toàn bộ vấn đề của người đầy
tớ và sự phục vụ của Ngài, vì khi nói đến người nô lệ- tức nô lệ có giao kèo,
bị đóng dấu trên thân thể- bạn biết rằng tất cả các quyền cá nhân và các quyền
tự do đã bị từ bỏ. Như vậy, không có quyền cá nhân và không có tự do cá nhân,
họ đã qui phục. Do đó, ý tưởng về tôi tớ của Chúa được thể hiện qua Chúa Giêsu
là một người nô lệ, và điều này hàm ý sự tự làm trống hoàn toàn. (Và có thể có
bất kỳ điều gì khác với bất kỳ nô lệ nào của Chúa không? Chắc chắn không thể, vì
chúng ta không có bất kỳ vị trí nào cao hơn trong phục vụ của chúng ta với Chúa
so với vị trí Ngài đã nắm), Vì vậy, Paul, khi ông nói " lấy hình dạng của
một nô lệ" liên kết với câu- Ngài
“tự làm cho mình trống không" (Phi-líp 2:7).
Bạn thấy đó, Ngài đã đảo ngược toàn bộ
tiến trình của cái ác. Thập tự giá- đó chỉ là một điểm mà tại đó sự tự làm mình
trống không đạt đến sự trọn vẹn và dứt khoát trong biểu hiện và minh chứng của
nó- là sự lên tuyệt đỉnh của một hành động xoá bỏ và làm trống không một cái gì
đó, và không có quyền. Bằng cách cho phép quyền lợi của Ngài ra đi, Ngài cởi bỏ
những quyền giả tạo. Toàn bộ tiến trình của sự dữ, tội lỗi, đã bắt đầu với
Satan và được viết trong lịch sử của con người, những con người, theo sự xúi
giục của Satan, đã tìm cách có trọn vẹn các quyền và sự tự do cá nhân, lấy nó
ra khỏi bàn tay của Đức Chúa Trời và nắm nó trong tay của chính mình. Satan đã
bắt đầu như vậy, thậm chí ở đỉnh rất cao trong vinh quang của mình, và đó là
một điều to lớn mà hắn đã làm mất.
Chúng tôi sẽ không quay trở lại một cách
chi tiết với những mô tả về hắn trong thân vị, vị trí và chức nhiệm trước khi
hắn sa ngã- cherubim che phủ chiếm vị trí, là những người chăm sóc chính ngai
thương xót. "Ngươi là một
chê-ru-bim được xức dầu đương che phủ; Ta đã lập ngươi lên trên hòn núi thánh
của Đức Chúa Trời; ngươi đã đi dạo giữa các hòn ngọc sáng như lửa"(Eze. 28:14). Và hắn đã tìm kiếm nhiều hơn thế. Nhiều
hơn những gì đã có, ngay cả ngôi của Đức Chúa Trời, bình đẳng với Đức Chúa
Trời, và trong đó tham vọng và khát vọng sai trật là để có vị trí của Đức Chúa
Trời trong chính mình hắn, để làm đối tượng trung tâm của sự thờ phượng.
Sa-tan đã đưa vào bản chất của con người
tất cả những gì mà chúng ta biết là đang tồn tại trong bản thân chúng ta, mong
muốn có mọi thứ theo cách của chúng ta, để được coi là một cái gì đó: hoặc, nói
theo cách khác, tất cả những hận thù vì phải làm người không có gì và bị ai đó làm
trống không. Bạn biết những gì là bản chất con người hiện nay. Tất cả điều này,
chúng ta có trong suốt cuộc đời của chúng ta, và chúng ta đã thấy và được biết
đến trong các vấn đề thế giới, chỉ đơn giản là tác thành điều ác ban đầu đó- làm
sao có quyền năng và quyền thống trị của
riêng bạn, sự tôn thờ như vị thần, sự thờ phượng. Để hủy bỏ tất cả, Chúa Giêsu
đã làm trống chính mình- và đó là phụng sự; để tháo gở nó. Đó không chỉ là việc
đưa Đức Chúa Trời vào vị trí của Ngài, mà còn là việc đưa về với Đức Chúa Trời tất
cả những gì đã bị cướp lấy khỏi tay Ngài. Đó là linh của sự phục vụ .
Nó hoạt động ra theo cách này- để có được
tất cả mọi thứ cho Đức Chúa Trời, chúng ta không có lập trường riêng của mình để
đứng lên trên. Nếu Đức Chúa Trời là tất cả trong tất cả, như Ngài sẽ có được
vào lúc cuối cùng, điều đó sẽ bằng cách
của thập tự giá này, trước hết, bởi việc Chúa Con làm chính mình trống không,
và sau đó bởi tình trạng chúng ta được làm trống không. Việc chúng ta làm trống
không thì không cùng lãnh vực tương tự như trong lĩnh vực của Ngài, vì chúng ta
không có quyền như quyền của Ngài, không có vinh quang của Ngài và sự đầy đủ
của Ngài, nhưng vẫn là một việc làm trống không, và chỉ có Đức Chúa Trời mới
biết điều đó có nghĩa là gì trong mức lượng đầy đủ của nó. Chúng ta biết một
chút về con đường thập tự giá trong cuộc sống riêng của chúng ta, nhận thấy bản
thân mình luôn luôn bị làm trống không và đổ ra, mỗi phần tử của lập trường bản
ngã bị lấy đi để nhường chỗ đầy đủ cho Đức Chúa Trời. "Này, tôi tớ của Ta
", "nô lệ của Ta" Điều đó có nghĩa làm cho bản ngã trống không
hoàn toàn.
Chiên Con
"Kìa Chiên Con của Đức Chúa
Trời"- và lời nầy đưa ra những gì chúng tôi đã nói đến trong bước cuối
cùng. Nếu thể yếu của tính cách nô lệ là sự vâng phục đối với người khác- từ bỏ
tất cả quyền của mình, sau đó Chiên con nói lên sự vâng phục cho đến chết .
" ... lấy hình thức của một tôi tớ ... vâng lời cho đến chết"(Philip
2:7-8). Cùng một lúc bạn vượt qua từ tính cách nô lệ cho đến Chiên Con, Chiên
Con vâng lời cho đến chết. "Như
chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông,
người chẳng từng mở miệng"(Ê-sai 53:7), không
than phiền, không nổi dậy, không phản
đối, không trả đũa, không đề kháng, không bàu chữa, không tự thương hại. Không
! " ... vâng lời cho đến chết , phải, cái chết trên cây thập tự".
“Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi
của thế giới đi!". Tội lỗi (sin)- không phải
là các tội lỗi (sins)- của thế giới ; tội lỗi của cả thế giới. Tội lỗi của cả
thế giới là gì? Đó là tội lỗi của Adam, đó là sự bất tuân qua sự không tin. Đó
là tội lỗi của thế giới. Paul lập luận điều đó trong thư gửi tín hữu Rôma- sự
vô tín, sự bất tuân, ngay từ đầu. Ngài, Chiên Con, cất tội lỗi của thế giới, sự
bất tuân của cả thế giới, trong sự vâng phục của Ngài. Ngài bao gồm tất cả sự
bất tuân trong một hành động vâng lời của Ngài, bởi đó Ngài thánh hoá những kẻ
tin một lần đủ cả. Ngài cất bỏ tội lỗi.
Nếu bạn muốn có minh họa, bạn có hình minh
họa đơn giản và quen thuộc nhất của các minh hoạ "Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi
của thế giới đi!”. Chiên Con xuất hiện lần đầu
tiên ở đâu, trong tiêu biểu, hay trong hình ảnh? Tại Ai Cập, vào đêm lễ Vượt
Qua. "Tại xứ Ê-díp-tô, Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se và A-rôn
rằng…Hãy nói cho toàn hội chúng Y-sơ-ra-ên rằng: Đến ngày mồng mười tháng nầy,
mỗi gia trưởng tùy theo nhà mình phải bắt một con chiên con"(Xuất. 12:1,3 ). Bây giờ, không có mỹ đức trong động
vật hiện thực và máu của nó. Máu của chiên con, chiên đực, bò, dê, không có mỹ
đức, nhưng theo cách tiêu biểu, mỹ đức có ở trong sự vâng phục của chúng mà
phải hoàn toàn cho đến chết. Giáo lý sâu nhiệm ở đây là sự sống đó xuất phát từ
cái chết. Cái chết của Chúa Giêsu như Chiên Con có nghĩa là sự sống của người
tín hữu có được qua đức tin. Trong khi cái chết càn quét cả vùng đất, sự sống
thuộc về họ thông qua đức tin. “Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời là
Đấng cất tội lỗi của thế giới đi!"- là sự
không tin và sự không vâng lời.
Bạn có biết rằng điều đó được nhấn mạnh
bằng tất cả các cách thức với Israel .
Trong con rắn bằng đồng đen- "Vậy,
Môi-se làm một con rắn bằng đồng, rồi treo lên một cây sào; nếu người nào đã bị
rắn cắn mà nhìn con rắn bằng đồng, thì được sống"
(Dân số Ký 21:9). Đó là sự vâng lời, đó là đức tin, đó là mỹ đức- không phải
của con rắn. Đức tin của Con Đức Chúa Trời đã dẫn Ngài đến cái chết trên thập
gái của Ngài- niềm tin vào Đức Chúa Trời, Đấng làm người chết sống lại. Ngài đã
nhìn qua thập giá và đã vâng lời cho đến chết, tin tưởng vào Đức Chúa Trời của
sự sống lại. Vì vậy, sự sống do đức tin
của Ngài. Vị sứ đồ nói: "nay tôi còn sống trong xác thịt đây,
ấy là tôi nhơn đức tin mà sống, tức đức tin đến Con Đức Chúa Trời"(Galati
2:20); mỹ đức đức tin của Ngài chống lại sự vô tín của thế giới; mỹ đức sự vâng
phục của Ngài chống lại sự bất tuân của toàn thế giới. Chiên con của Đức Chúa
Trời mang đi tội lỗi (sin) của thế giới.
Người
"Kìa, xem Người!" Tôi tin có một nụ cười
nhạo báng trên gương mặt Phi-lát khi ông nói lời đó. Chúa Giêsu đi ra, đội mão
gai và mặc áo màu tía. Tất cả được thực hiện trong sự chế giễu và ô nhục, và đang
khi Ngài bước ra những từ ngữ này trong Ê-sai 52:14 đã được ứng nghiệm theo nghĩa
đen- "Như nhiều kẻ thấy ngươi mà lấy làm lạ (mặt mày người tiều
tuỵ hơn mọi kẻ khác, hình dung người không giống con trai loài người), thì
cũng vậy người sẽ làm nhiều dân sững sờ, và các vua ngậm miệng lại vì người; vì
họ sẽ thấy điều chưa ai nói cho mình, và sẽ hiểu biết điều mình chưa hề nghe”. Thật không nghi ngờ, Phi-lát vẫy tay theo hướng của Chúa
Giêsu và nói chế giễu: "Kìa, xem Người!" Bạn nhìn thấy thập tự giá đem nhân tính của Ngài hạ xuống trong sự xấu
hổ và làm giảm danh giá. Họ xem thường Ngài; gương mặt của Ngài đã bị tiều tuỵ
nhiều hơn bất kỳ người đàn ông nào, không có người nào trong cả nhân loại làm một
đối tượng của sự khinh khi như Ngài vậy; "hơn mọi kẻ khác, hình
dung người không giống con trai loài người"
Chính từ ngữ này nhắc nhở chúng ta một danh hiệu mà Ngài đã chọn cho chính mình
và Ngài thích sử dụng cho chính mình - "Con của con người".
Tại sao Ngài sử dụng nó ? Bởi vì nó liên
quan đến nhân loại, nó mang Ngài vào quan hệ họ hàng với con người. Và ở đây
trong thập giá, là con người trong tình trạng tiều tuỵ, ô nhục này, Ngài cho
thấy con người giống như những gì trong cái nhìn của Đức Chúa Trời, nhân loại đã
đến điều gì. Những người có thể mang Ngài đến điều nầy bày tỏ loài ngươi như
thế nào. Ngài ở đây, theo một mặt, Ngài đại diện cho trạng thái thuộc linh đáng
thương mà tội lỗi đã mang lại cho con người, và Ngài đã bước vào trong quan hệ
họ hàng với tất cả mọi người-.
"Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta" (2 Cor.5 :21). Ngài đã bước vào sự suy thoái sâu xa
nhất của chúng ta, để làm người bà con cứu chuộc. Đó là một sự thay đổi tuyệt
vời của khung cảnh từ người đàn ông có gương mặt tiều tuỵ hơn bất kỳ người đàn
ông nào khác, thành Con Người trong vinh quang như trên Núi Hóa Hình. Tất cả
những gì xấu hổ và tình trạng bị coi khinh là cần thiết, để Ngài có thể đưa
chúng ta đến tình trạng khác này, vì cần mang người đại diện đến sự nhục nhã đó,
để chúng ta có thể được thay đổi trở nên giống như nhân tính vinh hiển của Ngài.
"Kìa, xem Người!" Những gì
bạn nhìn vào? Đó là một hình ảnh tội nghiệp và khủng khiếp của một người đàn
ông có ở đây. Có bao giờ bạn có sự phục vụ như thế - với Đức Chúa Trời, và với
nhân loại không?
"Kìa, xem Người!" - Một người bị coi
thường, bị từ chối. Nhưng tiên tri nói nhiều hơn nữa. "Chúng ta
lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ". Đó là thái độ bạn bè của Gióp. “Đức Chúa
Trời đã làm điều này! Đây là những gì bạn xứng
đáng chịu trong bàn tay của Đức Chúa Trời!" Đó là cách người ta xem nó.
Một lúc sau, vị tiên tri nói, "Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà
làm tổn thương (bầm dập) người, và khiến gặp sự đau ốm (đau khổ), sau khi (Đức
Giê-hô-va) đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội..". Chúa đưa Ngài xuống đó để tôn cao chúng ta. Ngài, như trong nam
tính của Ngài, chạm vào tận đáy sâu sự vận hành của tội lỗi.
"Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên
người" Từ ngữ "tội lỗi" mang theo ý
nghĩa của nó trong một liên minh với Satan. Tội lỗi của Israel là họ đã đi vào
liên minh với tà thần và các vị thần của các dân tộc, đó là các quỉ. Đó là tội
lỗi lớn của Israel .
"Ngài đã chất tội lỗi trên người". Hãy xem những gì Sa-tan sẽ làm với
Con Đức Chúa Trời, thế nào hắn làm suy giảm danh giá Ngài! Đó là công việc của
ma quỷ, và loài người đã thực hiện điều đó do sự xúi giục của hắn, nhưng, trong
Đấng Christ được sống lại, vinh hoá, công việc trực tiếp nhất của Satan bị phá
hủy bởi thập giá. Đó là phục vụ cho Đức Chúa Trời.
Vua
"Kìa, Vua các ngươi kia!” Một lần nữa,
Phi-lát, tất nhiên, đã chế giễu, như một người đã được xác nhận, ông đã làm một
trò đùa về điều đó."Kìa, Vua các ngươi kia!” Ta phải đóng đinh vua của các ngươi sao?" Thật đáng
chú ý tối thượng quyền của Đức Chúa Trời đang hoạt động như thế nào, thậm chí
đằng sau trò đùa của một người. Có sự thật trong chỗ này, sâu xa hơn diều
Philat dự định. "Vua của các ngươi!" Tất nhiên, với những người Do
Thái, Đấng Messiah và 'vua' là thuật ngữ đồng nghĩa. Đấng Messiah của họ phải
làm vua, và Vua của họ phải là Đấng Messiah.
Họ từ chối Ngài là Đấng Messiah của họ, và do đó là Vua của họ. Nhưng hãy lưu ý
thế nào tối thượng quyền thần thượng chuyển đổi thập tự giá khỏi những gì mà
loài người có ý định dành cho nó– cái giá treo cổ của một Messiah bị từ chối–
trở thành ngai vàng của một Đấng Christ khải hoàn. Ngài trị vì từ thập tự giá
của Ngài, như bạn và tôi biết. Nhờ thập tự giá mà Ngài đã chiến thắng.
Bởi thập tự giá mà Ngài đã đạt được sự ưu
việt vĩ đại của Ngài trong tâm hồn chúng ta và rút ra từ các quốc gia trải qua
nhiều thế hệ những con người tôn thờ Ngài là Vua. Phi-lát nói: "Kìa, Vua các ngươi kia!” và
người Do Thái trả lời "Đóng đinh hắn đi ! Hắn không phải là vua của chúng
tôi!" Nhưng Đức Chúa Trời thấy điều này trong giờ đó, nên Ngài đã đưa lên một
ngôi thuộc linh và đạo đức mà đã làm rung chuyển vũ trụ này trong các giới hạn
tối đa của nó. Qua cánh cửa được mở ra sau đó và ở đó, chúng ta có thể nhìn vào
sách Khải Thị, và chúng ta thấy trong chương 1 có Con Người, và sau đó chúng ta
thấy Người Tôi Tớ, Chiên Con, sau cùng chúng ta thấy nhà Vua. "Vua của các
vua, và Chúa của các chúa", nhưng Chiên Con ở giữa ngôi. Quyền cai trị, ngai
vàng, vương quyền được kết hợp với nhau từ đồi Gô-gô-tha trở đi.
Vâng, đó là tính chất tôi tớ, và sự phục
vụ, như Chúa Giêsu quan tâm. Tôi không gợi ý rằng chúng ta có thể phục vụ trong
sự trọn vẹn và trong cùng một cách như Ngài. Chúng ta không thể phục vụ về mặt
chuộc tội, nhưng chúng ta có thể phục vụ trong cùng một (linh) tinh thần, và
phục vụ Đức Chúa Trời liên quan đến các nguyên tắc giống nhau-- hoàn toàn tự
làm mình trống không, không có gì riêng cho chúng ta, vâng lời cho đến chết,
cho phép mình bị tiều tuỵ và bị phá vỡ, hạ xuống và xem thường, nhưng, chúc tán
Đức Chúa Trời, "Nếu chúng ta
nhịn chịu nổi, thì chúng ta cũng sẽ cùng làm vua với Ngài" ( 2 Tim 2:12 ). Ngai vàng nằm ở cuối con đường của
thập tự giá.
T. Austin-Sparks
M.K. dịch thuật 18-3-2014