Thẩm phán 8:18-35
Ghi-đê-ôn là một người có đức tin. Ông không
bị kẻ thù đe dọa và cứ kín đáo đập lúa mạch để sinh sống. Ông đã đập phá hình
tượng Ba-anh trong nhà của cha mình. Ông chỉ chiến đấu với ba trăm người chống
lại kẻ thù. Ông không bị kích động bởi sự đố kị mãn tính của dân Ép-ra-im. Ông
không bỏ cuộc vì mệt mỏi. Dù thiếu sự hỗ trợ nhưng ông không để cho ai can thiệp
vào tiến trình chiến thắng của mình - nhưng khi nói đến sự tâng bốc, chúng ta
thấy ông có điểm yếu. Vì vậy, chiếc áo trắng của ông bị một vết bẩn ở cuối đời.
Khi ông hỏi hai vị vua của thành phố là Xê-bách
và Sanh-mu-na, về việc họ đã giết anh em ông ở Tha-bô, hai vua trả lời rằng họ
là những người như ông - giống như con trai của các vị vua. Ô Ghi-đê-ôn, một nông
dân, được gọi là con trai của nhà vua! Và ông phản ứng thế nào? Ông hình phạt hai
vua phụ thuộc vào sự chết anh em của mình. Ông không muốn bàn tay của mình dơ bẩn:
vì sách có câu; “Giết ruồi ai dụng gươm vàng làm chi”. Con trai của ông phải giết
hai vị vua. Nhưng chàng không dám – dù là con trai thực sự của Ghi-đê-ôn. Sau
đó Ghi-đê-ôn tự mình giết hai vua và làm một cái gì đó mà bạn không thể tìm thấy
trong bất kỳ vị thẩm phán nào khác: Ông lấy đồ trang sức hình như trăng lưỡi liềm
ở nơi cổ lạc đà của hai vua và xếp đặt chúng
làm một vật kỉ niệm chiến thắng cho đời mình. Ghi-đê-ôn cũng
là người có ngoại hình đẹp như vua Sau-lơ, và hoàng tử Áp-sa-lôm, cả ba ông đều
thích dựng tượng dài cho mình, nhưng cách dựng tượng dài của Ghi-đê-ôn thì khéo
léo nhất, và được tồn tại lâu dài nhất.
Sau đó, bởi vì ông đã cứu dân chúng khỏi bàn
tay của dân Ma-đi-an, những người Israel
đến và muốn ông làm vua, với sự kế vị
ngai vàng lâu dài dành cho con cháu của ông (mà các thẩm phán khác đã không
có). Họ nói, “Xin ông, con trai, và cháu ông hãy quản trị chúng tôi, vì ông đã
giải cứu chúng tôi khỏi tay dân Ma-đi-an”. Ghi-đê-ôn từ chối và đúng đắn chỉ ra
sự cai trị của Đức Chúa Trời. Nhưng ông không làm rõ điều gì đó cách nghiêm trọng:
không phải ông đã cứu dân chúng, nhưng đó là chiến thắng của Đức Chúa Trời. Ghi-đê-ôn
biết rằng Đức Chúa Trời dự bị mọi sự cho chiến thắng nầy từ ban đầu qua sự tuyển
quân (xem Quan xét 7,2). Nhưng ông không nói rõ như vậy với dân chúng. Tôi nghĩ
Ghi-đê-ôn thầm toại nguyện khi dân chúng khen ngợi ông mà không tôn vinh Đức
Chúa Trời.
Và cuối cùng, Ghi-đê-ôn yêu cầu một cái gì
đó từ những chiến sĩ của ông: ông muốn có vàng từ của cướp của họ. Với số vàng này,
ông làm cho mình một cái Ê-phót (vật
trang sức trong lễ phục của thầy tế lễ cả), mà ông đặt tại quê hương của ông, là
Óp-ra, kết nối chiến thắng với thân vị của mình. Thay vì làm Ê-phót, thà ông dâng số vàng đó lên trên bàn thờ của Chúa
tại đền tạm làm của tế lễ thì tốt hơn nhiều! Ê-phót này trở thành một loại bùa,
một cái bẫy trong dân chúng và dẫn đến sự
gian dâm thuộc linh. Nó tạo ra một địa điểm hành hương thờ phượng cho dân
chúng-- là những người chưa được kết nối
với Đức Chúa Trời trong trái tim của họ mà sớm cống hiến mình cho sự thờ phượng
Ba-anh.
Ghi-đê-ôn cũng có thể được nhiều phụ nữ tâng
bốc, do đó ông có thêm nhiều phụ nữ làm vợ và chắc chắn sẽ rất tự hào về 70 người
con trai của mình. Lời khen ngợi của phụ nữ dễ là sự cám dỗ để các tôi tớ Chúa
sa bại vào tội kiêu ngạo, tự mãn. Rồi với một đứa con trai của người vợ lẽ ở
Si-chem, ông đặt tên cho con mình cách đáng chú ý: A-bi-mê-léc, có nghĩa là
"Cha tôi là vua". Ngoài miệng thì Ghi-đê-ôn từ chối làm vua công
khai, nhưng ông ngầm làm vua tại quê hương mình cách ẩn giấu suốt 40 năm.
Tất cả điều
này cho thấy rằng vào cuối cuộc đời của Ghi-đê-ôn, chúng ta đang thấy một xu hướng
sa ngã nhất định. Ông không bị sa bại bởi những khó khăn mà bởi những tiện
nghi. Ghi-đê-ôn hưởng 40 năm tuổi già trong vinh quang, thịnh vượng xác thịt không
tàn phai. Có thể điều đó là một cảnh báo
cho chúng ta hay không?!
MK.
10-11-2018