CHẤP SỰ CỦA GIAO ƯỚC
MỚI (5)
Đọc Kinh Thánh: 2
Cô. 5:1-8
2 Cô-rin-tô chương
5 tiếp tục mô tả các chấp sự của giao ước mới. Sự mô tả này bắt đầu trong 3:12
bằng lời nói về sự cấu tạo của họ. Trong chương 4, chúng ta thấy cách ăn ở của
các chấp sự (4:1-6), và chúng ta có một bản kí thuật về nếp sống của họ
(4:7-18). Họ được cấu tạo Đức Chúa Trời Tam-Nhất, họ đã ăn ở theo cách như thế
để chiếu sáng Phúc Âm vinh hiển của Đấng Christ, và họ đã sống một đời sống chịu
đóng đinh để biểu lộ sự sống phục sinh. Trong 5:1-8, chúng ta thấy một đặc điểm
khác, đó là họ mong mỏi được mặc lấy thân thể được biến hình.
IV. MONG MỎI ĐƯỢC MẶC
LẤY THÂN THỂ ĐƯỢC BIẾN HÌNH
Là những chấp sự của
giao ước mới đang ăn ở theo sự cấu tạo bên trong và sống một đời sống chịu đóng
đinh để biểu lộ sự sống phục sinh, họ đang mong mỏi, khao khát, ước muốn được mặc
lấy thân thể được biến hình. Điều này có nghĩa là họ mong mỏi được cứu chuộc
thân thể. Linh của họ đã được tái sinh và hồn họ được đổi mới và biến đổi,
nhưng vẫn còn một nan đề liên quan đến thân thể sa ngã, hay chết. Thân thể này
là gánh nặng đối với họ. Họ thở dài, than vãn dưới gánh nặng này. Họ không có
nan đề nào trong linh hay trong hồn. Hồn họ đã được cấu tạo yếu tố thần thượng.
Nhưng họ vẫn còn có nan đề trong thân thể hay chết này.
Trong sự cứu rỗi trọn
vẹn và đầy đủ của Đức Chúa Trời, có một vấn đề đó là chăm sóc thân thể hay chết.
Đây là sự biến hình. Sự biến hình thay đổi thân thể hay chết của chúng ta thành
thân thể vinh hiển, giống như thân thể được phục sinh của Chuá Jesus. Phương diện
này trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời thì đầy hứa hẹn; đó là hi vọng về vinh
hiển.
Sau khi cho chúng
ta một quan điểm rõ ràng thể nào các chấp sự của giao ước mới đã được cấu tạo Đức
Chúa Trời Tam-Nhất và thể nào họ ăn ở vì sự chiếu sáng của Phúc Âm và sống sự sống
chịu đóng đinh, Phao-lô tiếp tục nói về việc họ mong mỏi để thân thể sa ngã được
cứu chuộc. Tuy nhiên, trong Thư Tín này, Phao-lô không nói về sự cứu chuộc thân
thể chúng ta, một thuật ngữ được dùng trong La-mã chương 8. Đúng ra, ông đã chọn
một từ khác, một sự diễn đạt khá sâu sắc.
A. Nhà Đời Đời Trên
Trời Thay Thế Cho Nhà Tạm Thuộc Đất
1. Một Sự Xây Dựng
Từ Đức Chúa Trời
2 Cô-rin-tô 5:1
chép: “Vả (vì), chúng ta biết rằng nếu nhà đất tạm trú của chúng ta đổ nát, thì
chúng ta lại có nhà đời đời trên trời, bởi Đức Chúa Trời, không phải bởi tay
người làm ra”. Chữ “vì” cho thấy rằng điều sắp đề cập là một sự giải thích những
gì được nói trong 4:13-18. Trong chương này, vị sứ đồ bảo chúng ta về lòng mong
mỏi của các sứ đồ để được cứu chuộc thân thể (La. 8:23), tham vọng của họ là
làm hài lòng Chuá (2Cô. 5:9-15), và sứ mạng của họ từ Chuá vì sự sáng tạo mới của
Ngài (c. 16-21). Họ quan tâm đến những điều không thấy được chứ không quan tâm
đến những điều thấy được.
Từ “thuộc đất”
trong câu 1 không có nghĩa là làm bằng đất. Từ “nhà tạm” cho thấy rằng thân thể
vật lí của chúng ta, mà thân vị của chúng ta cư ngụ trong đó, không chỉ để sống
mà còn để thờ phượng Đức Chúa Trời (xem 1Cô. 6:19). Từ xây dựng có nghĩa là một
sự xây dựng có nền tảng, không giống như đền tạm không có nền. Sự xây dựng này
là từ, hay xuất phát từ Đức Chúa Trời, “ngôi nhà” tức là thân thể thuộc linh của
chúng ta (1Cô. 15:44). Tương phản với điều gì đó thuộc đất là nhà ở trên trời.
Cách diễn đạt “nhà
tạm” là bất thường. Thân thể chúng ta là nhà và cũng là đền tạm. Từ nhà cho thấy
rằng thân thể là nơi cư ngụ của chúng ta, và từ đền tạm cho thấy rằng nhà này
là nơi cư ngụ tạm thời. Đó không phải là một toà nhà có nền tảng vững chắc mà
là nhà tạm giống như đền tạm được dựng lên trong đồng vắng. Như Phao-lô đã chỉ
ra, một ngày nào đó nhà tạm này sẽ bị đổ nát. Ở đây, Phao-lô không chỉ nói rằng
thân thể hay chết của chúng ta sẽ chết. Thay vì thế, ông nói về nhà tạm thuộc đất
đang bị đổ nát. Khi điều này xảy ra, chúng ta sẽ có một sự xây dựng từ Đức Chúa
Trời, không phải là đền tạm khác. Sự xây dựng này sẽ vững chắc và sẽ có một nền
tảng. Hơn nữa, nhà này không thuộc trời nhưng ở trên trời tương phản với ở dưới
đất.
Sự xây dựng này sẽ
là thân thể phục sinh, được biến hình của chúng ta, tức thân thể thuộc linh được
đề cập trong 1 Cô-rin-tô chương 15. Ngày nay, thân thể chúng ta là thân thể thuộc
hồn, nhưng một ngày nào đó, nó sẽ được biến hình thành thân thể thuộc linh. Là
thân thể thuộc hồn, bây giờ nó được hồn làm cho sinh động. Khi nó trở thành
thân thể thuộc linh, nó sẽ được linh hướng dẫn. Toà nhà đó sẽ trở thành nhà của
chúng ta, một ngôi nhà không được làm bởi tay con người, mà là một ngôi nhà bởi
Đức Chúa Trời và từ Đức Chúa Trời ở trên trời.
Trong câu 2, Phao-lô
nói: “Vì chúng ta thật than thở trong nhà nầy, tha thiết mong mỏi mặc lấy nhà
chúng ta từ trời”. Từ “nầy” nói đến nhà tạm trong câu 1. Được mặc lấy là được
biến hình, được biến đổi thành thân thể vinh hiển của Đấng Christ. Các sứ đồ
đang mong mỏi điều này. Nơi cư ngụ của chúng ta từ trời, hay là xuất phát từ trời
nói đến nhà ở trên trời trong câu 1.
Trong linh, chúng
ta vui mừng, còn trong thân thể, chúng ta than vãn. Nếu anh em muốn vui mừng,
hãy vào trong linh. Nhưng nếu anh em muốn than vãn hay than thở thì cứ ở trong
thân thể. Như Phao-lô nói, trong thân thể, chúng ta than vãn, mong mỏi được mặc
lấy nơi cư ngụ từ trời. Vì chúng ta chưa kinh nghiệm loại mặc lấy này nên không
thể nói nhiều về điều đó. Chúng ta biết vui mừng trong linh và than vãn trong
thân thể là gì, nhưng không biết mặc lấy thân thể thiên thượng, thuộc linh, được
phục sinh là gì. Nhưng theo những gì được nói tiên tri trong Tân Ước, cuối cùng
chúng ta sẽ được mặc lấy một thân thể như thế. Đây là một điều có trong Tân Ước,
trong sự mong mỏi. Tôi quả quyết điều này sẽ xảy ra, và tôi đang chờ đợi.
2. Không Bị Trần
Truồng
Câu 3 tiếp: “Miễn
là chúng ta được mặc lấy, thấy không đến đỗi bị trần truồng”. Bị trần truồng là
không có thân thể. Người chết, tức người bị hồn lìa khỏi xác thì trần truồng,
không có thân thể làm sự che phủ trước mặt Đức Chúa Trời. Các sứ đồ đang mong
được biến hình trong thân thể để được mặc lấy thân thể thuộc linh hầu gặp Chuá
trước khi họ chết và hồn bị lìa khỏi xác để họ không bị thấy là trần truồng.
Nhiều Cơ Đốc nhân nghĩ rằng khi một tín đồ trong Christ qua đời, người ấy đi
lên thiên đàng. Nếu điều này là thật thì có rất nhiều người bị trần truồng trên
thiên đàng, vì những người đã chết bây giờ đã rời khỏi thân thể. Tuy nhiên, Đức
Chúa Trời sẽ không cho phép những người trần truồng như thế vào trong sự hiện
diện của Ngài. Cựu Ước nói rằng người nào không ăn mặc đúng đắn thì không thể
vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Đặc biệt, các thầy tế lễ phải mặc áo
dài. Đây là một điển hình. Nếu chúng ta ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời
thì không thể bị trần truồng; tức là không thể bị lìa khỏi thân thể.
Khi Phao-lô nói rằng
ông không muốn bị trần truồng, điều này có nghĩa là ông không muốn chết. Chết
là bị trần truồng. Khao khát của Phao-lô là được mặc lấy và như thế không bị trần
truồng. Dĩ nhiên, sau khi thân thể chúng ta được biến hình, không ai trong
chúng ta bị trần truồng cả. Chúng ta sẽ sống đời đời. Vấn đề ở đây là, trong
câu 3 bị trần truồng có nghĩa là chết.
3. Than Thở, Nặng
Nhọc
Trong câu 4,
Phao-lô nói: “Bởi chưng chúng ta thật than thở và nặng nhọc ở trong nhà trại nầy,
chẳng phải là muốn lột cái nầy, bèn là muốn mặc cái kia, để cái gì hay chết bị
sự sống nuốt đi”. Nặng nhọc ở đây có nghĩa là bị đè nặng bị đè nén, bị dồn ép.
Các sứ đồ than thở khao khát để không phải bị trần truồng, lìa khỏi thân thể, tức
là, không chết nhưng được mặc lấy, mặc vào thân thể thuộc linh. Đây là làm cho
thân thể được biến hình (Phil. 3:21) để thân thể được cứu chuộc (La. 8:23).
Trong câu 4 “cái gì
hay chết” có nghĩa là thân thể hay chết của chúng ta (2Cô. 4:11; La. 8:11; 1Cô.
15:53). Để cho thân thể hay chết của chúng ta “bị sự sống nuốt đi” là để cho
thân thể được biến hình bởi sự sống phục sinh nuốt sự chết trong thân thể hay
chết của chúng ta (1Cô. 15:54).
Thân thể sa ngã,
hay chết của chúng ta là một gánh nặng rất lớn. Dưới sức nặng của gánh nặng
này, chúng ta than thở, không phải để chúng ta bị lột trần hay bị thấy là trần
truồng nhưng để chúng ta mặc lấy thân thể được biến hình.
Phao-lô không muốn
chết, nhưng chắc chắn ông ao ước được cất lên. Ông muốn được mặc lấy, muốn để
cho thân thể được biến hình. Khi đó, điều gì hay chết sẽ bị sự sống nuốt đi.
Khi chúng ta được cất lên, được biến hình, và được mặc lấy thân thể phục sinh,
thuộc linh và thiên thượng, khi đó điều gì hay chết sẽ bị sự sống nuốt đi. Đây
là mong mỏi của Phao-lô. Hầu hết chúng ta đều chưa đạt đến giai đoạn này trong
đời sống Cơ Đốc. Đúng ra là, có thể những người trẻ thích nán lại trên đất hơn.
Nhưng những người lớn tuổi hơn lại khao khát được cất lên.
4. Đức Chúa Trời Đã
Tác Thành Chúng Ta Cho Được Sự Đó
Câu 5 chép: “Đấng
đã tác thành chúng ta cho được sự đó, ấy là Đức Chúa Trời, cũng đã ban Linh cho
chúng ta để làm của đặt cọc”. Chữ “tác thành” tiếng Hy Lạp cũng có thể được dịch
là khuôn rập, định hình, sửa soạn, làm cho vừa vặn. Đức Chúa Trời đã tác thành
chúng ta, đã khuôn rập chúng ta, đã định hình chúng ta, đã sửa soạn chúng ta,
đã làm cho chúng ta vừa vặn vì chính mục đích để thân thể hay chết của chúng ta
có thể bị sự sống phục sinh của Ngài nuốt đi. Vì thế, toàn bản thể của chúng ta
sẽ được dầm thấm Christ. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Linh như là của đặt
cọc, như là sự tiên báo, như là tiền vị, sự bảo đảm của một phần kỳ diệu lạ
lùng trong sự cứu rỗi trọn vẹn của Ngài đối với chúng ta trong Christ.
Đức Chúa Trời đã
chuẩn bị chúng ta theo cách nào? Trước hết, Ngài đã gieo chính Ngài vào trong bản
thể chúng ta. Điều này được chỉ ra bởi ẩn dụ về người gieo giống trong Ma-thi-ơ
chương 13. Chuá Jesus đến như người gieo giống để gieo chính Ngài vào trong
chúng ta. Lòng chúng ta là miếng đất cho Christ lớn lên. Cuối cùng, Christ sẽ lớn
lên trong chúng ta và dầm thấm toàn bản thể chúng ta. Đây là sự chuẩn bị để
Christ dầm thấm thân thể chúng ta. Một mặt, khi chúng ta được biến hình, chúng
ta sẽ mặc lấy thân thể thuộc linh ở bên ngoài. Mặt khác, sự biến hình có nghĩa
là Christ nội cư đang dầm thấm thân thể chúng ta và nuốt đi những yếu tố của sự
chết bên trong đó. Ngài đã được gieo vào trong linh và trong lòng chúng ta, và
bây giờ, Ngài đang dầm thấm hồn chúng ta. Rồi một ngày kia, Ngài sẽ lan rộng từ
hồn vào trong thân thể và dầm thấm thân thể. Khi thân thể chúng ta được dầm thấm
đầy đủ thì nó sẽ trở thành thân thể mới, một toà nhà mới mà chúng ta sẽ được mặc
lấy.
Theo câu 5, là Đấng
tác thành chúng ta cho chính điều này, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta của đặt
cọc là Linh. Linh là sự bảo đảm rằng Đức Chúa Trời sẽ hoàn tất điều này. Linh
là Christ, và Christ là hiện thân của Đức Chúa Trời. Do đó, thực ra Đức Chúa Trời
đã đặt chính Ngài vào trong bản thể chúng ta như sự bảo đảm rằng Ngài sẽ thay đổi
thân thể chúng ta để chúng ta hoàn toàn được đồng hoá với Christ trong sự phục
sinh.
B. Ở Nhà Trong Thân
Thể Này
Trong câu 6,
Phao-lô nói tiếp: “Vậy, chúng ta vững lòng luôn luôn, vì biết rằng khi chúng ta
ở trong thân thể nầy thì cách xa Chúa”. Thân thể chúng ta ở trong lĩnh vực vật
lí còn Chuá ở trong lĩnh vực thuộc linh. Trong ý nghĩa này, chúng ta mất sự hiện
diện của Chuá khi chúng ta ở trong thân thể.
Câu 7 chép: “Vì
chúng ta bước đi bởi đức tin, chớ chẳng phải bởi mắt thấy (vẻ bề ngoài)”. Vẻ bề
ngoài nói đến những điều được nhìn thấy; do đó, nói đến tầm nhìn. Các sứ đồ điều
chỉnh cuộc sống của họ và ăn ở bởi đức tin, như được làm chứng trong Hê-bơ-rơ
chương 11, không bởi những gì thấy được. Chính theo cách này mà họ nhận ra rằng
họ ở xa Chuá trong khi còn đang ở trong thân thể vật lí. Điều này phù hợp với lời
trong 4:18.
Ngày nay, hầu như cả
nhân loại đều bước đi bởi vẻ bề ngoài. Bác sỹ, khoa học gia, giáo sư đều dẫn đầu
trong việc bước đi theo những điều thấy được. Khi chúng ta nói về toà nhà trên
trời được Đức Chúa Trời làm và có tính đời đời thì họ cho điều này là vô lí.
Nhưng cuối cùng điều đó sẽ được chứng minh rằng họ đã sai khi nghi ngờ lẽ thật
này và chúng ta đã đúng khi tin điều đó. Chúng ta sẽ có một thân thể thiên thượng.
Cho đến khi được biến hình, chúng ta bước đi bởi đức tin chứ không bởi vẻ bề
ngoài, không bởi những điều thấy được.
Trong câu 8,
Phao-lô nói: “Vậy thì chúng ta vững lòng, thà nguyện lìa khỏi thân thể nầy để ở
cùng Chúa thì hơn”. Lìa khỏi thân thể này là chết, tức ra khỏi phạm trù vật chất
để ở với Chuá trong phạm trù thuộc linh. Là những người luôn luôn bị ngược đãi
cho đến chết (1:8-9; 4:11; 11:23; 1Cô. 15:31), các sứ đồ muốn chết hơn để ra khỏi
thân thể tù túng hầu họ có thể được phóng thích để ở cùng Chuá trong một lĩnh vực
tốt hơn (Phil. 1:23).
Khi các sứ đồ sống
theo sự cấu tạo thuộc linh để chiếu sáng ra vinh hiển của Phúc Âm, và khi họ
đang sống đời sống chịu đóng đinh thì họ đang liên tục mong mỏi được mặc lấy thân
thể thiên thượng. Khát khao của họ là được cất lên, được biến hình. Đây là sự
mô tả về các chấp sự của giao ước mới. Họ là những người không thuộc đất. Đúng
ra, họ hoàn toàn thuộc về một phạm trù khác và đang sống trong phạm trù đó. Dù
họ ở trên đất nhưng khát vọng của họ ở trong một lĩnh vực khác. Mong mỏi của họ
là mặc lấy một thân thể khác và ở với Chuá trong một ngôi nhà khác.
-