Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

2 CÔ-RIN-TÔ BÀI 51

PHAO-LÔ BÊNH VỰC UY QUYỀN SỨ ĐỒ CỦA ÔNG (2)
Đọc Kinh Thánh: 2Cô. 10:7-18
Trong 10:7-18, Phao-lô nói về thước đo theo luật lệ của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy xem xét phần lời này từng câu một.
NHỮNG PHƯƠNG DIỆN VỀ UY QUYỀN SỨ ĐỒ
Câu 7 chép: “Anh em cứ xem theo bề ngoài à! Bằng có ai tự tin mình thuộc về Christ, thì hãy tự nghĩ lại rằng kẻ đó thuộc về Christ thể nào, thì chúng tôi cũng thuộc về Ngài thể ấy”. Đây là một lời thẳng thắn, rất khác với những lời trong chương 6 và 7. Chắc chắn, người Giu-đa là những người tự tin rằng họ thuộc về Christ. Dù những người Giu-đa này là Cơ Đốc nhân nhưng họ không sẵn sàng làm một với Phao-lô trong chức vụ của ông. Họ công bố thuộc về Christ. Do đó, Phao-lô đã tìm cách làm sáng tỏ rằng các sứ đồ chắc chắn cũng thuộc về Christ. Điều này cho thấy rằng thuộc về Christ là một vấn đề quan trọng. Điều đó là sống còn đối với đời sống Cơ Đốc và chức vụ.
Trong câu 8 và 9, Phao-lô nói: “Dầu tôi khoe khoang hơi quá về quyền bính của chúng tôi mà Chúa đã ban cho để gây dựng anh em, chớ chẳng phải để đánh đổ anh em, thì tôi cũng không đến đỗi hổ thẹn đâu, để tôi khỏi hình như hống hách anh em bằng thư từ của tôi”. Câu 8 cho thấy trong quá khứ, Phao-lô đã nói điều gì đó với người Cô-rin-tô về uy quyền sứ đồ của ông. Uy quyền sứ đồ không phải là cai trị trên tín đồ theo ý nghĩa thiên nhiên, nhưng để xây dựng họ.

Trong câu 9, Phao-lô nói về việc tín đồ sợ hãi do thư từ. Có thể điều này nói về thư thứ nhất của Phao-lô gởi cho người Cô-rin-tô. Trong thư đó, Phao-lô đã nói đến uy quyền sứ đồ của ông. Một số người Cô-rin-tô có thể đã xem lời đó làm họ sợ. Nhưng ở đây, Phao-lô chỉ ra rằng điều đó không nên làm cho họ sợ.
Trong câu 10, Phao-lô nói tiếp: “Vì có kẻ nói rằng: ‘Các thư của người nặng nề và mạnh bạo, nhưng đến khi có mặt thì người yếu đuối và lời nói chẳng ra gì’”. Điều này xác quyết những gì chúng ta đã nói trong bài trước về Phao-lô khiêm ti khi ở cùng người Cô-rin-tô. Ông nhu mì và không mạnh mẽ chút nào về mặt thể lực. Hơn nữa, lời nói của ông, sự phát ngôn của ông cũng chẳng ra gì, hoặc không quan trọng gì. Chữ chẳng ra gì theo tiếng Hy Lạp có nghĩa đen là “chẳng làm được gì”.
Trong câu 11, Phao-lô nói tiếp: “Kẻ nói như vậy khá nghĩ rằng khi chúng tôi vắng mặt, lời trong thư thể nào, thì khi có mặt, việc làm cũng thể ấy”. Dù Phao-lô dường như khi có mặt thì khác với con người của ông ở trong thư, nhưng thực ra ông vẫn như vậy. Chúng ta nên học tập ông đừng chính trị hay lịch sự thiên nhiên, nhưng phải linh động. Khi ở với người khác, chúng ta không nên dạn dĩ hay mạnh mẽ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta thật sự yếu đuối hay vô tâm. Đúng ra, có thể chúng ta tránh làm người khác vấp phạm cách không cần thiết. Tuy nhiên, có lúc chúng ta cần phải nói điều gì đó cách dạn dĩ và mạnh mẽ. Đôi khi, chúng ta cần mạnh mẽ trong việc viết thư, nhưng chúng ta không phải lúc nào cũng mạnh mẽ. Những lúc khác, lẽ ra chúng ta không nên quá dạn dĩ trước hiện diện của ai đó, tuy nhiên chúng ta lại dạn dĩ. Điều này cho thấy rằng chúng ta không khôn ngoan, không linh động, cũng không hiền hoà. Tất cả chúng ta hãy học tập thành thật, không chính trị. Đồng thời, phải học tập linh động. Một mặt, hãy cố gắng đừng làm tổn thương cảm xúc của người khác; mặt khác, vào lúc nào đó chúng ta có thể cần phải nói thẳng trong lẽ thật với một mức độ dạn dĩ nào đó.
Trong câu 12, Phao-lô nói: “Thật chúng tôi không dám đem mình liệt vào hoặc sánh với những người kia là kẻ hay tự tiến dẫn mình. Chính họ lấy mình đo mình, lấy mình sánh mình, thì thật bất thông”. Những người bị vướng vào hoặc bị gài bẫy trong chính họ thì không có sự hiểu biết đúng đắn.
ĐỪNG KHOE KHOANG QUÁ MỨC
Câu 13 chép: “Song chúng tôi chẳng muốn khoe khoang quá mực, chỉ theo mực của giới hạn mà Đức Chúa Trời đã chia phần cho chúng tôi làm mực, để cùng đạt đến nơi anh em”. Vị sứ đồ thật dạn dĩ, nhưng ông dạn dĩ có giới hạn. Điều này cho thấy rằng ông ở dưới giới hạn của Chúa. Sự khoe khoang của ông theo mực của giới hạn mà Đức Chúa Trời của sự giới hạn, Đức Chúa Trời của mực thước đã chỉ định cho ông. Chức vụ của Phao-lô đối với thế giới phi Do Thái, kể cả Cô-rin-tô đều theo giới hạn của Đức Chúa Trời (Êph. 3:1-2, 8; Ga. 2:8). Vì thế, sự khoe khoang của ông cũng ở trong giới hạn này, không phải là không có chừng mực như những giáo sư Do Thái giáo. Chữ giới hạn trong câu 13 nghĩa đen là cây thước đo, như là như là cây thước của thợ mộc.
Chúng ta đừng bao giờ khoe khoang mà không có chừng mực. Trong việc làm chứng về những gì chúng ta đã học nơi Chúa, chúng ta nên có giới hạn, có chừng mực. Từ giới hạn trong câu 13 chỉ ra việc bị Đức Chúa Trời giới hạn. Đức Chúa Trời đã chia cho chúng ta vừa đủ để công tác và kinh nghiệm. Hơn nữa, Ngài cũng ban cho chúng ta vừa đủ để vui hưởng. Do đó, khi làm chứng về công tác, kinh nghiệm hay vui hưởng Chúa, chúng ta phải làm chứng có chừng mực, tức là, trong một giới hạn nào đó.
Trong việc làm chứng hoặc tường thuật, chúng ta đừng bao giờ phóng đại. Tuy nhiên, những lời tường thuật trong những ấn phẩm Cơ Đốc nào đó là những sự phóng đại; những lời tường thuật đó vượt quá chừng mực, vượt quá giới hạn, không có giới hạn. Vì thế, trong việc làm chứng kinh nghiệm, chúng ta phải ở trong mức lượng mà Đức Chúa Trời đã ban cho. Chúng ta không nên khoe khoang mà không có chừng mực, vượt mức, nhưng theo giới hạn mà Đức Chúa Trời của mức lượng đã chỉ định cho chúng ta. Có một Đấng đang giới hạn và đang đo lường. Đấng này là Đức Chúa Trời của mức lượng, Đức Chúa Trời Đấng giới hạn mọi sự. Do đó, chúng ta phải ở trong những giới hạn qui định của Đức Chúa Trời, những giới hạn được Đức Chúa Trời đo lường. Lời của Phao-lô “để cùng đạt đến nơi anh em” cho thấy rằng việc ông đến với người Cô-rin-tô thì ở dưới sự cai trị và đo lường của Đức Chúa Trời.
Câu 14 tiếp: “Vậy, nay chúng tôi đạt đến nơi anh em rồi, thì há có vượt quá cái giới hạn của chúng tôi sao? Vì thật chúng tôi cũng đã đem Phúc Âm của Đấng Christ đến nơi anh em trước hết”. Trái ngược với những giáo sư Do Thái giáo, Phao-lô và các sứ đồ khác đã không vượt quá chính mình. Trước hết, họ đi đến Châu Âu, và từ đó đến với người Cô-rin-tô, cùng với Phúc Âm. Nếu người Giu-đa đến đó trước, có lẽ các sứ đồ đã không đi, và điều đó là dấu hiệu cho thấy rằng Châu Âu không được định cho họ dưới sự cai trị của Đức Chúa Trời. Điều này có liên quan đến điểm mà Phao-lô tranh cãi với người Giu-đa.
Trong câu 15 và 16, Phao-lô nói: “Chúng tôi không khoe khoang quá mực đâu, nghĩa là không khoe về công lao của kẻ khác; nhưng mong rằng khi đức tin anh em thêm lên, thì công việc của chúng tôi cũng sẽ càng được mở mang hơn giữa anh em, theo như giới hạn của chúng tôi được rộng rãi càng thêm, đến nỗi được giảng phúc âm trong các miền phía bên kia anh em nữa, để khỏi khoe khoang về việc kẻ khác đã làm nên trong giới hạn của họ”. Ở đây, chúng ta thấy các sứ đồ có hi vọng qua đức tin của tín đồ Cô-rin-tô được lớn lên, chức vụ của họ sẽ được tôn đại (theo ý nghĩa ca ngợi), bởi được nới rộng và được gia tăng dư dật, nhưng vẫn theo luật lệ, mức lượng mà Đức Chúa Trời đã chia phần cho họ. Phao-lô hi vọng được tôn đại giữa người Cô-rin-tô theo giới hạn mức lượng của Đức Chúa Trời.
GIỚI HẠN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Từ câu 13, 14 và 15, chúng ta thấy rằng dù chúng ta mong công tác của Chúa lan rộng nhưng phải học tập cách ở dưới giới hạn của Đức Chúa Trời. Đừng mong lan rộng mà không có mức lượng. Loại lan rộng đó chắc chắn sẽ không ở trong giới hạn của việc bước đi theo Linh. Từ kinh nghiệm, chúng ta có thể làm chứng rằng nếu lan rộng công tác theo Linh sẽ luôn luôn có một giới hạn nào đó. Ở bên trong, chúng ta sẽ có ý thức rằng Chúa có ý định lan rộng công tác chỉ đến một mức nào đó. Hơn nữa, bên ngoài, trong môi trường, Chúa có thể dấy lên những vấn đề để giới hạn sự lan rộng của công tác. Do đó, bên trong chúng ta không có bình an để lan rộng công tác vượt quá một mức nào đó, và bên ngoài môi trường cũng không cho phép chúng ta vượt quá một lằn ranh cụ thể.
Người trẻ chưa ở trong công tác của Chúa nhiều. Tuy nhiên, tôi khích lệ họ giữ lời này trong lòng, vì một ngày nào đó họ sẽ kinh nghiệm. Tất cả chúng ta cần học tập rằng trong sự phụng sự Chúa và công tác với Đức Chúa Trời, luôn luôn có một giới hạn. Điều này cũng đúng trong sự phục vụ Hội thánh.
Chúa đặc biệt quan tâm đến việc giới hạn người trẻ. Nếu người trẻ không có lòng phụng sự Chúa, Ngài sẽ khuấy động họ để phụng sự Ngài. Nhưng một khi đã được khuấy động, Ngài sẽ giới hạn họ. Bản chất con người không thích loại giới hạn này. Ví dụ, cả trong giấc ngủ lẫn trong hoạt động của chúng ta, chúng ta đều không thích bị giới hạn. Nói cách thuộc linh, khi chúng ta ngủ, Đức Chúa Trời sẽ khuấy động chúng ta. Nhưng khi chúng ta quá năng động thì Ngài sẽ giới hạn chúng ta. Tôi biết một số người trẻ bị vấp phạm vì Đức Chúa Trời đã làm điều này cho họ. Có thể một anh em trẻ muốn làm lãnh đạo giữa những người trẻ. Nếu người đó làm lãnh đạo thì có thể sau đó lại muốn làm chấp sự hay trưởng lão Hội thánh. Trong những vấn đề này, có thể người đó mong đẩy nhanh tiến trình. Tuy nhiên, đường lối của Đức Chúa Trời trước hết là đẩy nhanh chúng ta rồi sau đó giảm lại, trước hết dựng chúng ta lên rồi sau đó hạ chúng ta xuống. Khi bị hạ xuống, Ngài sẽ nâng chúng ta lên. Nhưng khi chúng ta lên quá xa, Ngài sẽ hạ chúng ta xuống. Do đó, đường lối của Đức Chúa Trời đối với chúng ta là lên rồi xuống, xuống rồi lên. Nếu có thể nhận lấy những đợt lên xuống của Đức Chúa Trời thì cuối cùng chúng ta sẽ hữu dụng trong công tác của Ngài.
Nhiều người trẻ không chịu nổi cách Đức Chúa Trời đưa lên, hạ xuống. Sau vài lần đưa lên, hạ xuống, họ muốn bỏ cuộc. Thái độ của họ có thể là: “Nếu Đức Chúa Trời muốn tôi lên, thì hãy cho tôi lên đến tận trời rồi ở đó luôn cho đến khi Chúa Jesus trở lại. Nhưng nếu Đức Chúa Trời muốn tôi xuống thì hãy cho tôi ở dưới. Chứ tôi không thích lên rồi xuống, xuống rồi lên”. Tình trạng không vui với những đợt lên xuống này của Đức Chúa Trời là sự biểu lộ tính khí của nhiều người trẻ. Đức Chúa Trời không muốn chúng ta lên luôn hay xuống luôn. Ngay cả trong tự nhiên, sự nối tiếp giữa ngày và đêm cũng chứng minh điều này. Không có một ngày bất tận hay một đêm bất tận. Đúng ra, có sự luân phiên giữa ngày và đêm, đêm và ngày. Đức Chúa Trời không dựng nên chúng ta để chúng ta có ngày hay đêm kéo dài trong nhiều năm. Điều này có thể theo đường lối của chúng ta, nhưng không theo đường lối của Đức Chúa Trời.
HỌC TẬP NHẬN LẤY GIỚI HẠN CỦA CHÚA
Đức Chúa Trời có nhiều cách để đem chúng ta xuống. Một số người trẻ đã bị đem xuống bởi đời sống hôn nhân. Trước khi lập gia đình, có thể người đó giống như con chim ưng chao liệng trên không. Người đó có thể dễ dàng nói về một nếp sống Hội thánh vinh hiển, tuyệt vời. Nhưng không lâu sau đám cưới, dường như nếp sống Hội thánh không còn vinh diệu nữa. Đức Chúa Trời đang dùng đời sống hôn nhân để làm lắng dịu một anh em sôi nổi như thế. Trong một vài trường hợp, một anh em như thế có thể xuống trong một thời gian khá lâu sau hôn nhân. Nhưng cuối cùng người đó lại lên, dù không theo cách sôi nổi như trước. Đây là dấu hiệu tiến bộ.
Đôi khi, Đức Chúa Trời có thể dùng một trưởng lão để hạ anh em xuống. Nếu một điều như thế xảy ra với anh em thì nên nhận biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng đang hạ anh em xuống, chứ không phải trưởng lão đó. Ngài làm điều đó qua phương tiện trưởng lão. Không cố ý, trưởng lão đó có thể nói với một lời nào đó và lời đó hạ anh em xuống. Đức Chúa Trời xử lí chúng ta theo cách này vì Ngài là Đức Chúa Trời của mức lượng đã chia cho chúng ta một mức lượng nào đó.
Tôi nhận ra rằng bị hạ xuống là một vấn đề nghiêm túc. Một số anh em bị hạ xuống một thời gian dài đến nỗi dường như họ không bao giờ chỗi dậy được. Nhưng có lẽ sau một thời gian, một lần nữa họ lại được nhắc lên. Không ai trong chúng ta dám nói tình trạng của anh em khác sẽ là gì. Dường như sự lên xuống này vượt quá sự kiểm soát hoặc sự điều khiển của chúng ta. Vâng, chúng ta không kiểm soát hay điều khiển điều này. Do đó, tất cả chúng ta phải nhận thức rằng Đức Chúa Trời đang kiểm soát và rằng đây là đường lối của Ngài để gìn giữ chúng ta trong mức lượng của chúng ta.
Ở đất nước này, sự khôi phục của Chúa đã lan rộng đến một mức độ nào đó. Nhưng dường như có một giới hạn đối với sự lan rộng này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Chúa sẽ dừng vĩnh viễn sự lan rộng của sự khôi phục. Vấn đề ở đây là, theo quan niệm của chúng ta, một khi sự khôi phục của Chúa bắt đầu lan rộng thì nó sẽ lan rộng ngày càng xa mà không có giới hạn. Tuy nhiên, đây không phải là quan điểm của Đức Chúa Trời.
Chúng ta không nên nghĩ rằng Phao-lô thuộc linh đến nỗi ông hoàn toàn khác với chúng ta. Ngay cả ông cũng phải học tập nhận lấy sự giới hạn của Chúa. Ví dụ, Phao-lô muốn đi La-mã, nhưng ông không mong đi đến đó trong gông xiềng. Hơn nữa, ông bảo với tín đồ tại La-mã rằng ông mong đi đến Tây Ban Nha qua con đường của họ (La. 15:24). Phao-lô chưa hề đi Tây Ban Nha, và ông đã đến La-mã trong xiềng xích. Những xiềng xích đó là sự giới hạn của Chúa, mức lượng của Ngài. Đức Chúa Trời không phân chia La-mã cho Phao-lô một cách tự do. Thay vì thế, Đức Chúa Trời dẫn ông đến đó như một tù nhân. Vâng, Phao-lô ở La-mã nhưng ông ở đó trong tù. Sự nhốt tù đó là một sự giới hạn. La-mã không phải là lãnh thổ của Phao-lô theo cách không có giới hạn. Đức Chúa Trời tể trị, và bất cứ điều gì xảy ra với Phao-lô đều ở dưới sự tể trị tối cao của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là xiềng xích và tù đày của Phao-lô là giới hạn có tể trị của Đức Chúa Trời. Phao-lô sẵn sàng thuận phục sự phân chia của Đức Chúa Trời. Ông không vượt quá giới hạn này và cũng không phản loạn chống lại giới hạn đó. Trong vấn đề này, ông không đá vào mũi đót.
HÀNH ĐỘNG TRONG QUYỀN HẠN CỦA ÔNG
Dựa trên nguyên tắc này về sự phân chia của Đức Chúa Trời, Phao-lô nói với người Cô-rin-tô rằng bất cứ điều gì ông nói và làm đều không vượt quá mức lượng của ông. Phao-lô luôn luôn hành động và cư xử trong mức lượng của mình. Nếu dùng thuật ngữ ngày nay thì ông đã hành động trong quyền hạn của ông. Trái với người Giu-đa, ông không bao giờ vượt quá quyền hạn của mình.
Trong câu 13 đến 15, dường như Phao-lô muốn nói: “Hỡi người Cô-rin-tô, là một Hội thánh, anh em đã chịu khổ nhiều vì những kẻ rao giảng Do Thái giáo đến. Những người rao giảng này, dù là Cơ Đốc nhân, nhưng không từ bỏ Do Thái giáo. Một mặt, họ rao giảng Đấng Christ; mặt khác, họ vẫn còn dạy kinh luật Môi-se. Vì thế, họ gây rắc rối và làm huỷ hoại nếp sống Hội thánh. Hởi người Cô-rin-tô, anh em đã bị họ ảnh hưởng. Do đó, anh em phải nhận thức rằng những người Do Thái giáo này không bao giờ nên đến Cô-rin-tô. Đức Chúa Trời đã không chia thành phố Cô-rin-tô cho họ; Cô-rin-tô không ở trong quyền hạn của họ. Thật ra, Cô-rin-tô là quyền hạn của tôi, là lãnh thổ của tôi”. Đây là quan điểm của Phao-lô trong những câu này. Tuy nhiên, đối với ông rất khó nói điều này cách thẳng thắn, trực tiếp. Nhưng ở đây hàm ý rằng Phao-lô đã lên án những người Giu-đa vì họ đến Cô-rin-tô. Vì thế, dường như Phao-lô nói: “Chúng tôi không vượt quá chính mình như người Giu-đa đã làm. Trước hết chúng tôi đem Phúc Âm của Đấng Christ đến với anh em. Đó là một dấu hiệu cho thấy rằng Cô-rin-tô đã được chia phần cho chúng tôi. Chúng tôi đến theo sự cai trị của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã chia phần Cô-rin-tô cho chúng tôi, chứ không cho người Giu-đa. Thật ra, Đức Chúa Trời đã không phân chia bất cứ điều gì cho người Giu-đa. Họ không nên đi đâu cả. Chuyển động của họ hoàn toàn bất pháp trước mặt Đức Chúa Trời và không có quyền hạn đúng đắn”. Đây là tư tưởng cơ bản trong những câu này, và đây là cảm nhận trong linh của Phao-lô khi ông viết Thư này.
Các sứ đồ luôn luôn chuyển động theo giới hạn của Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì Đức Chúa Trời chia phần cho họ đều trở thành quyền hạn của họ, và người khác không nên xen vào. Nếu Đức Chúa Trời đã phân chia lãnh thổ nào đó cho người Giu-đa thì các sứ đồ hẳn đã không đi đến lãnh thổ đó, vì làm như vậy, họ đã vượt quá chính mình. Đây là điều mà Phao-lô đang nói ở đây.
Ngày nay, nhiều người rao giảng và những giáo sư đã vượt quá chính mình và đã xen vào quyền hạn của người khác. Sự vượt quá và xen vào này luôn luôn gây rắc rối.
Ở TRONG MỨC LƯỢNG ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜI PHÂN CHIA
Trong sự phục vụ Hội thánh, chúng ta cần nhận thức rằng Đức Chúa Trời chỉ chia đủ phần cho chúng ta, và chúng ta không nên vượt quá chính mình. Chúng ta cần biết giới hạn, quyền hạn của mình, và không vượt quá giới hạn đó xâm phạm lãnh thổ của người khác. Cũng như Phao-lô, chúng ta nên hành động và chuyển động theo giới hạn của chúng ta, tức là theo mức lượng mà Đức Chúa Trời đã phân chia cho chúng ta.
Từ sự kêu gọi của người Ma-xê-đoan mà ông đã nhận, Phao-lô biết rằng Cô-rin-tô nằm trong mức lượng của ông, tức sự phân chia cho ông. Từ Công Vụ chương 16, chúng ta biết rằng Phao-lô sáng tỏ việc Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông đến Châu Âu. Ông đem Phúc Âm của Đấng Christ đến A-chai theo giới hạn của Đức Chúa Trời. Cả Ma-xê-đoan lẫn A-chai đều ở dưới giới hạn của Phao-lô. Vì thế, người Giu-đa không nên bước vào lãnh thổ này mà gây rắc rối. Đây là cảm nhận sâu sắc bên trong Phao-lô khi ông viết những câu này.
Trong phần này của 2 Cô-rin-tô, Phao-lô đang bênh vực cho uy quyền sứ đồ của ông. Uy quyền này có liên quan đến quyền hạn. Nếu Phao-lô không có quyền hạn gì thì uy quyền của ông sẽ là gì? Trong sự bênh vực uy quyền sứ đồ của mình, Phao-lô cư xử không vượt quá giới hạn mức lượng của ông. Ông là một gương tốt của một người hoàn toàn ở dưới sự giới hạn của Đức Chúa Trời.
Tôi khích lệ những người trẻ, đặc biệt nghiên cứu phần Lời này và học tập từ đó cách để cư xử trong khi phục vụ Hội thánh và cách chuyển động trong sự khôi phục của Chúa. Hỡi những người trẻ, anh em phải biết mức lượng của anh em, giới hạn của anh em. Điều này có nghĩa là anh em phải biết Đức Chúa Trời phân chia cho anh em bao nhiêu, Đức Chúa Trời chia phần cho anh em bao nhiêu. Giới hạn này, hạn chế này là một sự xử lí thực tiễn xác thịt của chúng ta. Con người thiên nhiên của chúng ta muốn không bị giới hạn. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời biết nan đề của chúng ta. Do đó, Ngài dựng lên những ranh giới và những giới hạn để chúng ta có thể ở trong mức lượng mà Ngài đã phân chia cho chúng ta.
--
PHAO-LÔ BÊNH VỰC UY QUYỀN SỨ ĐỒ CỦA ÔNG (2)
Đọc Kinh Thánh: 2Cô. 10:7-18
Trong 10:7-18, Phao-lô nói về thước đo theo luật lệ của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy xem xét phần lời này từng câu một.
NHỮNG PHƯƠNG DIỆN VỀ UY QUYỀN SỨ ĐỒ
Câu 7 chép: “Anh em cứ xem theo bề ngoài à! Bằng có ai tự tin mình thuộc về Christ, thì hãy tự nghĩ lại rằng kẻ đó thuộc về Christ thể nào, thì chúng tôi cũng thuộc về Ngài thể ấy”. Đây là một lời thẳng thắn, rất khác với những lời trong chương 6 và 7. Chắc chắn, người Giu-đa là những người tự tin rằng họ thuộc về Christ. Dù những người Giu-đa này là Cơ Đốc nhân nhưng họ không sẵn sàng làm một với Phao-lô trong chức vụ của ông. Họ công bố thuộc về Christ. Do đó, Phao-lô đã tìm cách làm sáng tỏ rằng các sứ đồ chắc chắn cũng thuộc về Christ. Điều này cho thấy rằng thuộc về Christ là một vấn đề quan trọng. Điều đó là sống còn đối với đời sống Cơ Đốc và chức vụ.
Trong câu 8 và 9, Phao-lô nói: “Dầu tôi khoe khoang hơi quá về quyền bính của chúng tôi mà Chúa đã ban cho để gây dựng anh em, chớ chẳng phải để đánh đổ anh em, thì tôi cũng không đến đỗi hổ thẹn đâu, để tôi khỏi hình như hống hách anh em bằng thư từ của tôi”. Câu 8 cho thấy trong quá khứ, Phao-lô đã nói điều gì đó với người Cô-rin-tô về uy quyền sứ đồ của ông. Uy quyền sứ đồ không phải là cai trị trên tín đồ theo ý nghĩa thiên nhiên, nhưng để xây dựng họ.
Trong câu 9, Phao-lô nói về việc tín đồ sợ hãi do thư từ. Có thể điều này nói về thư thứ nhất của Phao-lô gởi cho người Cô-rin-tô. Trong thư đó, Phao-lô đã nói đến uy quyền sứ đồ của ông. Một số người Cô-rin-tô có thể đã xem lời đó làm họ sợ. Nhưng ở đây, Phao-lô chỉ ra rằng điều đó không nên làm cho họ sợ.
Trong câu 10, Phao-lô nói tiếp: “Vì có kẻ nói rằng: ‘Các thư của người nặng nề và mạnh bạo, nhưng đến khi có mặt thì người yếu đuối và lời nói chẳng ra gì’”. Điều này xác quyết những gì chúng ta đã nói trong bài trước về Phao-lô khiêm ti khi ở cùng người Cô-rin-tô. Ông nhu mì và không mạnh mẽ chút nào về mặt thể lực. Hơn nữa, lời nói của ông, sự phát ngôn của ông cũng chẳng ra gì, hoặc không quan trọng gì. Chữ chẳng ra gì theo tiếng Hy Lạp có nghĩa đen là “chẳng làm được gì”.
Trong câu 11, Phao-lô nói tiếp: “Kẻ nói như vậy khá nghĩ rằng khi chúng tôi vắng mặt, lời trong thư thể nào, thì khi có mặt, việc làm cũng thể ấy”. Dù Phao-lô dường như khi có mặt thì khác với con người của ông ở trong thư, nhưng thực ra ông vẫn như vậy. Chúng ta nên học tập ông đừng chính trị hay lịch sự thiên nhiên, nhưng phải linh động. Khi ở với người khác, chúng ta không nên dạn dĩ hay mạnh mẽ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta thật sự yếu đuối hay vô tâm. Đúng ra, có thể chúng ta tránh làm người khác vấp phạm cách không cần thiết. Tuy nhiên, có lúc chúng ta cần phải nói điều gì đó cách dạn dĩ và mạnh mẽ. Đôi khi, chúng ta cần mạnh mẽ trong việc viết thư, nhưng chúng ta không phải lúc nào cũng mạnh mẽ. Những lúc khác, lẽ ra chúng ta không nên quá dạn dĩ trước hiện diện của ai đó, tuy nhiên chúng ta lại dạn dĩ. Điều này cho thấy rằng chúng ta không khôn ngoan, không linh động, cũng không hiền hoà. Tất cả chúng ta hãy học tập thành thật, không chính trị. Đồng thời, phải học tập linh động. Một mặt, hãy cố gắng đừng làm tổn thương cảm xúc của người khác; mặt khác, vào lúc nào đó chúng ta có thể cần phải nói thẳng trong lẽ thật với một mức độ dạn dĩ nào đó.
Trong câu 12, Phao-lô nói: “Thật chúng tôi không dám đem mình liệt vào hoặc sánh với những người kia là kẻ hay tự tiến dẫn mình. Chính họ lấy mình đo mình, lấy mình sánh mình, thì thật bất thông”. Những người bị vướng vào hoặc bị gài bẫy trong chính họ thì không có sự hiểu biết đúng đắn.
ĐỪNG KHOE KHOANG QUÁ MỨC
Câu 13 chép: “Song chúng tôi chẳng muốn khoe khoang quá mực, chỉ theo mực của giới hạn mà Đức Chúa Trời đã chia phần cho chúng tôi làm mực, để cùng đạt đến nơi anh em”. Vị sứ đồ thật dạn dĩ, nhưng ông dạn dĩ có giới hạn. Điều này cho thấy rằng ông ở dưới giới hạn của Chúa. Sự khoe khoang của ông theo mực của giới hạn mà Đức Chúa Trời của sự giới hạn, Đức Chúa Trời của mực thước đã chỉ định cho ông. Chức vụ của Phao-lô đối với thế giới phi Do Thái, kể cả Cô-rin-tô đều theo giới hạn của Đức Chúa Trời (Êph. 3:1-2, 8; Ga. 2:8). Vì thế, sự khoe khoang của ông cũng ở trong giới hạn này, không phải là không có chừng mực như những giáo sư Do Thái giáo. Chữ giới hạn trong câu 13 nghĩa đen là cây thước đo, như là như là cây thước của thợ mộc.
Chúng ta đừng bao giờ khoe khoang mà không có chừng mực. Trong việc làm chứng về những gì chúng ta đã học nơi Chúa, chúng ta nên có giới hạn, có chừng mực. Từ giới hạn trong câu 13 chỉ ra việc bị Đức Chúa Trời giới hạn. Đức Chúa Trời đã chia cho chúng ta vừa đủ để công tác và kinh nghiệm. Hơn nữa, Ngài cũng ban cho chúng ta vừa đủ để vui hưởng. Do đó, khi làm chứng về công tác, kinh nghiệm hay vui hưởng Chúa, chúng ta phải làm chứng có chừng mực, tức là, trong một giới hạn nào đó.
Trong việc làm chứng hoặc tường thuật, chúng ta đừng bao giờ phóng đại. Tuy nhiên, những lời tường thuật trong những ấn phẩm Cơ Đốc nào đó là những sự phóng đại; những lời tường thuật đó vượt quá chừng mực, vượt quá giới hạn, không có giới hạn. Vì thế, trong việc làm chứng kinh nghiệm, chúng ta phải ở trong mức lượng mà Đức Chúa Trời đã ban cho. Chúng ta không nên khoe khoang mà không có chừng mực, vượt mức, nhưng theo giới hạn mà Đức Chúa Trời của mức lượng đã chỉ định cho chúng ta. Có một Đấng đang giới hạn và đang đo lường. Đấng này là Đức Chúa Trời của mức lượng, Đức Chúa Trời Đấng giới hạn mọi sự. Do đó, chúng ta phải ở trong những giới hạn qui định của Đức Chúa Trời, những giới hạn được Đức Chúa Trời đo lường. Lời của Phao-lô “để cùng đạt đến nơi anh em” cho thấy rằng việc ông đến với người Cô-rin-tô thì ở dưới sự cai trị và đo lường của Đức Chúa Trời.
Câu 14 tiếp: “Vậy, nay chúng tôi đạt đến nơi anh em rồi, thì há có vượt quá cái giới hạn của chúng tôi sao? Vì thật chúng tôi cũng đã đem Phúc Âm của Đấng Christ đến nơi anh em trước hết”. Trái ngược với những giáo sư Do Thái giáo, Phao-lô và các sứ đồ khác đã không vượt quá chính mình. Trước hết, họ đi đến Châu Âu, và từ đó đến với người Cô-rin-tô, cùng với Phúc Âm. Nếu người Giu-đa đến đó trước, có lẽ các sứ đồ đã không đi, và điều đó là dấu hiệu cho thấy rằng Châu Âu không được định cho họ dưới sự cai trị của Đức Chúa Trời. Điều này có liên quan đến điểm mà Phao-lô tranh cãi với người Giu-đa.
Trong câu 15 và 16, Phao-lô nói: “Chúng tôi không khoe khoang quá mực đâu, nghĩa là không khoe về công lao của kẻ khác; nhưng mong rằng khi đức tin anh em thêm lên, thì công việc của chúng tôi cũng sẽ càng được mở mang hơn giữa anh em, theo như giới hạn của chúng tôi được rộng rãi càng thêm, đến nỗi được giảng phúc âm trong các miền phía bên kia anh em nữa, để khỏi khoe khoang về việc kẻ khác đã làm nên trong giới hạn của họ”. Ở đây, chúng ta thấy các sứ đồ có hi vọng qua đức tin của tín đồ Cô-rin-tô được lớn lên, chức vụ của họ sẽ được tôn đại (theo ý nghĩa ca ngợi), bởi được nới rộng và được gia tăng dư dật, nhưng vẫn theo luật lệ, mức lượng mà Đức Chúa Trời đã chia phần cho họ. Phao-lô hi vọng được tôn đại giữa người Cô-rin-tô theo giới hạn mức lượng của Đức Chúa Trời.
GIỚI HẠN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Từ câu 13, 14 và 15, chúng ta thấy rằng dù chúng ta mong công tác của Chúa lan rộng nhưng phải học tập cách ở dưới giới hạn của Đức Chúa Trời. Đừng mong lan rộng mà không có mức lượng. Loại lan rộng đó chắc chắn sẽ không ở trong giới hạn của việc bước đi theo Linh. Từ kinh nghiệm, chúng ta có thể làm chứng rằng nếu lan rộng công tác theo Linh sẽ luôn luôn có một giới hạn nào đó. Ở bên trong, chúng ta sẽ có ý thức rằng Chúa có ý định lan rộng công tác chỉ đến một mức nào đó. Hơn nữa, bên ngoài, trong môi trường, Chúa có thể dấy lên những vấn đề để giới hạn sự lan rộng của công tác. Do đó, bên trong chúng ta không có bình an để lan rộng công tác vượt quá một mức nào đó, và bên ngoài môi trường cũng không cho phép chúng ta vượt quá một lằn ranh cụ thể.
Người trẻ chưa ở trong công tác của Chúa nhiều. Tuy nhiên, tôi khích lệ họ giữ lời này trong lòng, vì một ngày nào đó họ sẽ kinh nghiệm. Tất cả chúng ta cần học tập rằng trong sự phụng sự Chúa và công tác với Đức Chúa Trời, luôn luôn có một giới hạn. Điều này cũng đúng trong sự phục vụ Hội thánh.
Chúa đặc biệt quan tâm đến việc giới hạn người trẻ. Nếu người trẻ không có lòng phụng sự Chúa, Ngài sẽ khuấy động họ để phụng sự Ngài. Nhưng một khi đã được khuấy động, Ngài sẽ giới hạn họ. Bản chất con người không thích loại giới hạn này. Ví dụ, cả trong giấc ngủ lẫn trong hoạt động của chúng ta, chúng ta đều không thích bị giới hạn. Nói cách thuộc linh, khi chúng ta ngủ, Đức Chúa Trời sẽ khuấy động chúng ta. Nhưng khi chúng ta quá năng động thì Ngài sẽ giới hạn chúng ta. Tôi biết một số người trẻ bị vấp phạm vì Đức Chúa Trời đã làm điều này cho họ. Có thể một anh em trẻ muốn làm lãnh đạo giữa những người trẻ. Nếu người đó làm lãnh đạo thì có thể sau đó lại muốn làm chấp sự hay trưởng lão Hội thánh. Trong những vấn đề này, có thể người đó mong đẩy nhanh tiến trình. Tuy nhiên, đường lối của Đức Chúa Trời trước hết là đẩy nhanh chúng ta rồi sau đó giảm lại, trước hết dựng chúng ta lên rồi sau đó hạ chúng ta xuống. Khi bị hạ xuống, Ngài sẽ nâng chúng ta lên. Nhưng khi chúng ta lên quá xa, Ngài sẽ hạ chúng ta xuống. Do đó, đường lối của Đức Chúa Trời đối với chúng ta là lên rồi xuống, xuống rồi lên. Nếu có thể nhận lấy những đợt lên xuống của Đức Chúa Trời thì cuối cùng chúng ta sẽ hữu dụng trong công tác của Ngài.
Nhiều người trẻ không chịu nổi cách Đức Chúa Trời đưa lên, hạ xuống. Sau vài lần đưa lên, hạ xuống, họ muốn bỏ cuộc. Thái độ của họ có thể là: “Nếu Đức Chúa Trời muốn tôi lên, thì hãy cho tôi lên đến tận trời rồi ở đó luôn cho đến khi Chúa Jesus trở lại. Nhưng nếu Đức Chúa Trời muốn tôi xuống thì hãy cho tôi ở dưới. Chứ tôi không thích lên rồi xuống, xuống rồi lên”. Tình trạng không vui với những đợt lên xuống này của Đức Chúa Trời là sự biểu lộ tính khí của nhiều người trẻ. Đức Chúa Trời không muốn chúng ta lên luôn hay xuống luôn. Ngay cả trong tự nhiên, sự nối tiếp giữa ngày và đêm cũng chứng minh điều này. Không có một ngày bất tận hay một đêm bất tận. Đúng ra, có sự luân phiên giữa ngày và đêm, đêm và ngày. Đức Chúa Trời không dựng nên chúng ta để chúng ta có ngày hay đêm kéo dài trong nhiều năm. Điều này có thể theo đường lối của chúng ta, nhưng không theo đường lối của Đức Chúa Trời.
HỌC TẬP NHẬN LẤY GIỚI HẠN CỦA CHÚA
Đức Chúa Trời có nhiều cách để đem chúng ta xuống. Một số người trẻ đã bị đem xuống bởi đời sống hôn nhân. Trước khi lập gia đình, có thể người đó giống như con chim ưng chao liệng trên không. Người đó có thể dễ dàng nói về một nếp sống Hội thánh vinh hiển, tuyệt vời. Nhưng không lâu sau đám cưới, dường như nếp sống Hội thánh không còn vinh diệu nữa. Đức Chúa Trời đang dùng đời sống hôn nhân để làm lắng dịu một anh em sôi nổi như thế. Trong một vài trường hợp, một anh em như thế có thể xuống trong một thời gian khá lâu sau hôn nhân. Nhưng cuối cùng người đó lại lên, dù không theo cách sôi nổi như trước. Đây là dấu hiệu tiến bộ.
Đôi khi, Đức Chúa Trời có thể dùng một trưởng lão để hạ anh em xuống. Nếu một điều như thế xảy ra với anh em thì nên nhận biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng đang hạ anh em xuống, chứ không phải trưởng lão đó. Ngài làm điều đó qua phương tiện trưởng lão. Không cố ý, trưởng lão đó có thể nói với một lời nào đó và lời đó hạ anh em xuống. Đức Chúa Trời xử lí chúng ta theo cách này vì Ngài là Đức Chúa Trời của mức lượng đã chia cho chúng ta một mức lượng nào đó.
Tôi nhận ra rằng bị hạ xuống là một vấn đề nghiêm túc. Một số anh em bị hạ xuống một thời gian dài đến nỗi dường như họ không bao giờ chỗi dậy được. Nhưng có lẽ sau một thời gian, một lần nữa họ lại được nhắc lên. Không ai trong chúng ta dám nói tình trạng của anh em khác sẽ là gì. Dường như sự lên xuống này vượt quá sự kiểm soát hoặc sự điều khiển của chúng ta. Vâng, chúng ta không kiểm soát hay điều khiển điều này. Do đó, tất cả chúng ta phải nhận thức rằng Đức Chúa Trời đang kiểm soát và rằng đây là đường lối của Ngài để gìn giữ chúng ta trong mức lượng của chúng ta.
Ở đất nước này, sự khôi phục của Chúa đã lan rộng đến một mức độ nào đó. Nhưng dường như có một giới hạn đối với sự lan rộng này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Chúa sẽ dừng vĩnh viễn sự lan rộng của sự khôi phục. Vấn đề ở đây là, theo quan niệm của chúng ta, một khi sự khôi phục của Chúa bắt đầu lan rộng thì nó sẽ lan rộng ngày càng xa mà không có giới hạn. Tuy nhiên, đây không phải là quan điểm của Đức Chúa Trời.
Chúng ta không nên nghĩ rằng Phao-lô thuộc linh đến nỗi ông hoàn toàn khác với chúng ta. Ngay cả ông cũng phải học tập nhận lấy sự giới hạn của Chúa. Ví dụ, Phao-lô muốn đi La-mã, nhưng ông không mong đi đến đó trong gông xiềng. Hơn nữa, ông bảo với tín đồ tại La-mã rằng ông mong đi đến Tây Ban Nha qua con đường của họ (La. 15:24). Phao-lô chưa hề đi Tây Ban Nha, và ông đã đến La-mã trong xiềng xích. Những xiềng xích đó là sự giới hạn của Chúa, mức lượng của Ngài. Đức Chúa Trời không phân chia La-mã cho Phao-lô một cách tự do. Thay vì thế, Đức Chúa Trời dẫn ông đến đó như một tù nhân. Vâng, Phao-lô ở La-mã nhưng ông ở đó trong tù. Sự nhốt tù đó là một sự giới hạn. La-mã không phải là lãnh thổ của Phao-lô theo cách không có giới hạn. Đức Chúa Trời tể trị, và bất cứ điều gì xảy ra với Phao-lô đều ở dưới sự tể trị tối cao của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là xiềng xích và tù đày của Phao-lô là giới hạn có tể trị của Đức Chúa Trời. Phao-lô sẵn sàng thuận phục sự phân chia của Đức Chúa Trời. Ông không vượt quá giới hạn này và cũng không phản loạn chống lại giới hạn đó. Trong vấn đề này, ông không đá vào mũi đót.
HÀNH ĐỘNG TRONG QUYỀN HẠN CỦA ÔNG
Dựa trên nguyên tắc này về sự phân chia của Đức Chúa Trời, Phao-lô nói với người Cô-rin-tô rằng bất cứ điều gì ông nói và làm đều không vượt quá mức lượng của ông. Phao-lô luôn luôn hành động và cư xử trong mức lượng của mình. Nếu dùng thuật ngữ ngày nay thì ông đã hành động trong quyền hạn của ông. Trái với người Giu-đa, ông không bao giờ vượt quá quyền hạn của mình.
Trong câu 13 đến 15, dường như Phao-lô muốn nói: “Hỡi người Cô-rin-tô, là một Hội thánh, anh em đã chịu khổ nhiều vì những kẻ rao giảng Do Thái giáo đến. Những người rao giảng này, dù là Cơ Đốc nhân, nhưng không từ bỏ Do Thái giáo. Một mặt, họ rao giảng Đấng Christ; mặt khác, họ vẫn còn dạy kinh luật Môi-se. Vì thế, họ gây rắc rối và làm huỷ hoại nếp sống Hội thánh. Hởi người Cô-rin-tô, anh em đã bị họ ảnh hưởng. Do đó, anh em phải nhận thức rằng những người Do Thái giáo này không bao giờ nên đến Cô-rin-tô. Đức Chúa Trời đã không chia thành phố Cô-rin-tô cho họ; Cô-rin-tô không ở trong quyền hạn của họ. Thật ra, Cô-rin-tô là quyền hạn của tôi, là lãnh thổ của tôi”. Đây là quan điểm của Phao-lô trong những câu này. Tuy nhiên, đối với ông rất khó nói điều này cách thẳng thắn, trực tiếp. Nhưng ở đây hàm ý rằng Phao-lô đã lên án những người Giu-đa vì họ đến Cô-rin-tô. Vì thế, dường như Phao-lô nói: “Chúng tôi không vượt quá chính mình như người Giu-đa đã làm. Trước hết chúng tôi đem Phúc Âm của Đấng Christ đến với anh em. Đó là một dấu hiệu cho thấy rằng Cô-rin-tô đã được chia phần cho chúng tôi. Chúng tôi đến theo sự cai trị của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã chia phần Cô-rin-tô cho chúng tôi, chứ không cho người Giu-đa. Thật ra, Đức Chúa Trời đã không phân chia bất cứ điều gì cho người Giu-đa. Họ không nên đi đâu cả. Chuyển động của họ hoàn toàn bất pháp trước mặt Đức Chúa Trời và không có quyền hạn đúng đắn”. Đây là tư tưởng cơ bản trong những câu này, và đây là cảm nhận trong linh của Phao-lô khi ông viết Thư này.
Các sứ đồ luôn luôn chuyển động theo giới hạn của Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì Đức Chúa Trời chia phần cho họ đều trở thành quyền hạn của họ, và người khác không nên xen vào. Nếu Đức Chúa Trời đã phân chia lãnh thổ nào đó cho người Giu-đa thì các sứ đồ hẳn đã không đi đến lãnh thổ đó, vì làm như vậy, họ đã vượt quá chính mình. Đây là điều mà Phao-lô đang nói ở đây.
Ngày nay, nhiều người rao giảng và những giáo sư đã vượt quá chính mình và đã xen vào quyền hạn của người khác. Sự vượt quá và xen vào này luôn luôn gây rắc rối.
Ở TRONG MỨC LƯỢNG ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜI PHÂN CHIA
Trong sự phục vụ Hội thánh, chúng ta cần nhận thức rằng Đức Chúa Trời chỉ chia đủ phần cho chúng ta, và chúng ta không nên vượt quá chính mình. Chúng ta cần biết giới hạn, quyền hạn của mình, và không vượt quá giới hạn đó xâm phạm lãnh thổ của người khác. Cũng như Phao-lô, chúng ta nên hành động và chuyển động theo giới hạn của chúng ta, tức là theo mức lượng mà Đức Chúa Trời đã phân chia cho chúng ta.
Từ sự kêu gọi của người Ma-xê-đoan mà ông đã nhận, Phao-lô biết rằng Cô-rin-tô nằm trong mức lượng của ông, tức sự phân chia cho ông. Từ Công Vụ chương 16, chúng ta biết rằng Phao-lô sáng tỏ việc Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông đến Châu Âu. Ông đem Phúc Âm của Đấng Christ đến A-chai theo giới hạn của Đức Chúa Trời. Cả Ma-xê-đoan lẫn A-chai đều ở dưới giới hạn của Phao-lô. Vì thế, người Giu-đa không nên bước vào lãnh thổ này mà gây rắc rối. Đây là cảm nhận sâu sắc bên trong Phao-lô khi ông viết những câu này.
Trong phần này của 2 Cô-rin-tô, Phao-lô đang bênh vực cho uy quyền sứ đồ của ông. Uy quyền này có liên quan đến quyền hạn. Nếu Phao-lô không có quyền hạn gì thì uy quyền của ông sẽ là gì? Trong sự bênh vực uy quyền sứ đồ của mình, Phao-lô cư xử không vượt quá giới hạn mức lượng của ông. Ông là một gương tốt của một người hoàn toàn ở dưới sự giới hạn của Đức Chúa Trời.
Tôi khích lệ những người trẻ, đặc biệt nghiên cứu phần Lời này và học tập từ đó cách để cư xử trong khi phục vụ Hội thánh và cách chuyển động trong sự khôi phục của Chúa. Hỡi những người trẻ, anh em phải biết mức lượng của anh em, giới hạn của anh em. Điều này có nghĩa là anh em phải biết Đức Chúa Trời phân chia cho anh em bao nhiêu, Đức Chúa Trời chia phần cho anh em bao nhiêu. Giới hạn này, hạn chế này là một sự xử lí thực tiễn xác thịt của chúng ta. Con người thiên nhiên của chúng ta muốn không bị giới hạn. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời biết nan đề của chúng ta. Do đó, Ngài dựng lên những ranh giới và những giới hạn để chúng ta có thể ở trong mức lượng mà Ngài đã phân chia cho chúng ta.

--