GIỚI THIỆU (3)
Đọc Kinh Thánh: 2
Cô. 1:15-22
2 Cô-rin-tô 1:15-22
là một phần của lời giới thiệu dài cho Sách này. Chúng tôi đã chỉ ra rằng
Phao-lô đã viết một lời giới thiệu dài như thế để xoa dịu tín đồ Cô-rin-tô và để
dỗ dành họ. Người Cô-rin-tô phức tạp đã nói về Phao-lô và thậm chí còn phê bình
ông. Một số người nói: “Phao-lô bảo chúng tôi rằng ông sẽ đến Cô-rin-tô nhưng
ông chưa đến. Dường như Phao-lô dễ thay đổi; hôm nay ông nói có, hôm sau nói
không. Vì thế, Phao-lô không trung tín hoặc không đáng tin. Cứ để ông nói bất cứ
gì ông muốn. Ông luôn trớ lời”. Vì đây là tình huống với ít nhất một số người
Cô-rin-tô nên Phao-lô bao hàm luôn 1:15-22 trong lời giới thiệu của ông.
V. VỀ VIỆC VỊ SỨ ĐỒ
ĐẾN
Câu 15 chép: “Nhơn
sự tin chắc ấy mà trước đây tôi định ý đến cùng anh em, hầu cho anh em lại được
một ơn nữa (ân điển thứ hai)”. Bằng “sự tin chắc ấy”, Phao-lô đang nói đến những
gì ông vừa mới nói trong câu 12 đến 14 đó là lời làm chứng của lương tâm rằng
ông và các đồng công ăn ở trong sự đơn thuần và chân thành của Đức Chúa Trời,
không trong sự khôn ngoan của con người nhưng trong ân điển của Đức Chúa Trời.
Chính trong sự tin chắc này mà Phao-lô định đến với người Cô-rin-tô. Ý định và
quyết định viếng thăm Cô-rin-tô của ông không mang tính chính trị hay dễ thay đổi.
Phao-lô và các đồng công không sống theo cách như thế. Trái lại, họ sống trong
sự đơn thuần và chân thành của Đức Chúa Trời. Họ nói có là có, nói không là
không. Họ không nói có rồi lại nói không.
Trong câu 15,
Phao-lô nói người Cô-rin-tô có ân điển thứ hai. Đây là ân điển gấp đôi bởi vị sứ
đồ đến Cô-rin-tô hai lần, một lần được nói đến trong câu này, và một lần nữa được
nói đến trong câu kế tiếp. Qua việc vị sứ đồ đến, ân điển của Đức Chúa Trời, tức
là việc truyền dẫn Đức Chúa Trời như là sự cung ứng sự sống và sự vui hưởng thuộc
linh được ban cho tín đồ. Việc ông đến hai lần đem cho họ một phần hưởng ân điển
gấp đôi như thế.
Câu 16 chép: “Cũng
từ nơi anh em đi qua Ma-xê-đoan, lại từ Ma-xê-đoan trở về nơi anh em, rồi nhờ
anh em đưa tôi lên đường qua Giu-đê”. Ma-xê-đoan là một tỉnh của Đế quốc La-mã,
phía bắc là A-chai có thành Phi-líp và Tê-sa-lô-ni-ca trong đó.
Trong câu 17,
Phao-lô hỏi: “Thế thì, tôi định ý như vậy, há phải nhẹ dạ sao? Hay là điều tôi
quyết định, há phải tôi quyết định theo xác thịt, nên nỗi ở nơi tôi phải đó, rồi
không đó sao?”. Nhẹ dạ ở đây có nghĩa là dễ thay đổi, chuyển từ điều này sang
điều khác. Ở đây, Phao-lô chỉ ra rằng ông không dùng sử dụng tính nhẹ dạ; ông
không thay đổi từ có sang không và từ không sang có. Hơn nữa, ông không giải
quyết theo xác thịt. Giải quyết thì mạnh hơn là quyết định. Phao-lô không hai mặt.
Ông không nói có và không cùng một lúc, vì ông không giải quyết bất cứ điều gì
theo xác thịt.
Trong câu 18, Phao-lô
tuyên bố: “Nhưng như Đức Chúa Trời là thành tín, lời chúng tôi đối với anh em
cũng chẳng phải là phải đó, rồi không đó đâu”. “Nhưng” nói đến một sự tương phản.
Trong câu trước, vị sứ đồ nói đến lời buộc tội rằng ông là loại người vừa nói
có vừa nói không. Trong câu này, ông tự biện minh rằng Đức Chúa Trời thành tín,
hầu cho lời rao giảng của họ không phải là phải đó rồi không đó đâu. Vì thế, họ
không phải là loại người vừa nói có vừa nói không. Bản thể của họ phú hợp với sự
rao giảng của họ. Họ sống theo những gì họ rao giảng. Lời rao giảng của các sứ
đồ (1Cô. 1:18) trong câu 18, lời của họ cho người Cô-rin-tô là bài về Đấng
Christ (c. 19).
Trong câu 18,
Phao-lô cho thấy rằng ông làm một với Đức Chúa Trời. Phao-lô không sử dụng tính
hay thay đổi; ông không nói có đó rồi không đó. Đúng ra, ông giống như Đức Chúa
Trời trong sự thành tín. Lời của ông cho người Cô-rin-tô, lời chức vụ của ông
không phải là có đó rồi không đó. Phao-lô không thay đổi giọng điệu. Từ lần đầu
ông đến với người Cô-rin-tô cho đến khi viết Thư Tín này, lời rao giảng của ông
nghe như cùng một cao độ. Chẳng có thay đổi nào cả trong lời chức vụ.
Trong câu 19,
Phao-lô tiếp: “Vì Con Đức Chúa Trời là Jesus Christ mà chúng tôi, là tôi,
Sin-vanh và Ti-mô-thê, đã rao giảng giữa anh em, chẳng phải là phải đó, rồi
không đó đâu; nhưng trong Ngài chỉ có phải mà thôi”. “Vì” cho thấy rằng những
gì theo sau là một lời giải thích cho những gì đã được đề cập trong câu trước.
Đức Chúa Trời thành tín, không hề thay đổi, nhất là trong những lời hứa của Ngài
về Đấng Christ, hầu cho lời mà các sứ đồ đã rao giảng về Đấng Christ cũng không
hề thay đổi, vì chính Christ mà Đức Chúa Trời đã hứa trong lời thành tín của
Ngài và Đấng mà họ đã rao giảng trong Phúc Âm của họ không trở thành có đó rồi
không đó, nhưng trong Ngài chỉ có phải. Vì Christ, Đấng mà họ đã rao giảng theo
những lời hứa của Đức Chúa Trời không trở thành phải đó rồi không đó nên lời mà
họ đã rao giảng về Ngài không phải là phải đó rồi không đó. Không chỉ việc họ
rao giảng mà nếp sống của họ cũng theo những gì Christ là. Họ đã rao giảng
Christ và sống Ngài. Họ không phải là những người phải đó rồi không đó, mà là
những người giống như Đấng Christ.
Trong câu 20,
Phao-lô nói: “Vì chưng lời hứa của Đức Chúa Trời, vô luận bao nhiêu, trong
Christ đều là phải cả, nên cũng nhờ Ngài mà chúng ta nói: ‘A-men’, để bởi chúng
ta mà Đức Chúa Trời được vinh hiển”. “Vì” một lần nữa đưa ra lí do cho những gì
được đề cập trong câu trước. Christ, Đấng thành tín mà Đức Chúa Trời đã hứa và
là Đấng chân thành mà các sứ đồ đã rao giảng, đã không trở thành phải đó rồi
không đó, không thay đổi, vì trong Ngài chỉ có PHẢI về tất cả những lời hứa của
Đức Chúa Trời và qua Ngài mà các sứ đồ và tín đồ nói A-men với Đức Chúa Trời vì
vinh hiển Ngài. Christ là Phải, là câu trả lời bằng xương bằng thịt, là sự hoàn
thành tất cả những lời hứa của Đức Chúa Trời cho chúng ta. A-men ở đây là chúng
ta A-men với Đức Chúa Trời qua Christ (xem 1Cô. 14:16). Christ là Phải và chúng
ta nói A-men với Đấng Phải này trước mặt Đức Chúa Trời. Cụm từ “được vinh hiển”
có nghĩa là vì vinh hiển của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta nói A-men trước mặt Đức
Chúa Trời đối với sự kiện Christ là Phải, là sự hoàn thành tất cả những lời hứa
của Đức Chúa Trời, đây là vinh hiển cho Đức Chúa Trời qua chúng ta.
“Bởi chúng ta”
trong câu 20 không chỉ nói đến các sứ đồ, những người rao giảng Đấng Christ
theo lời hứa của Đức Chúa Trời, mà còn nói đến các tín đồ là những người nhận
Christ theo sự rao giảng của các sứ đồ. Qua cả hai, có vinh hiển cho Đức Chúa
Trời khi họ nói A-men với Đấng Christ là Đấng Phải vĩ đại về tất cả những lời hứa
của Đức Chúa Trời.
Quyết định đi đến một
nơi nào đó không phải là vấn đề quan trọng. Điều này chắc chắn không thể so với
một quyết định lớn giống như quyết định lập gia đình. Tuy nhiên, người Cô-rin-tô
phê bình Phao-lô về những việc nhỏ nhặt như thế. Có lẽ một số người đã nói:
“Phao-lô bảo rằng ông sẽ đến Cô-rin-tô nhưng ông đã không đến. Điều này chứng
minh rằng ông là người lúc nói có, lúc nói không”. Phao-lô đã tự biện minh chống
lại sự buộc tội này. Vì thế, ngay cả trong Thư Tín khích lệ này, cũng có phương
diện tranh luận và biện hộ.
A. Quyết Định Bằng
Cách Làm Một Với Đấng Christ Không Thay Đổi Của Đức Chúa Trời Thành Tín
Trong những câu
này, dường như Phao-lô muốn nói: “Anh em Cô-rin-tô đã sai lầm. Khi tôi đã quyết
định đến Cô-rin-tô, tôi không quyết định bởi chính mình hay trong chính mình;
tôi đã quyết định với Đấng Christ không thay đổi của Đức Chúa Trời thành tín”.
Trong sự biện hộ của mình, Phao-lô nói về Đức Chúa Trời và về Đấng Christ, cho
người Cô-rin-tô phức tạp thấy rằng ông hoàn toàn làm một với Đức Chúa Trời và với
Christ. Đức Chúa Trời là thành tín, và Phao-lô cũng thành tín. Christ, Con của
Đức Chúa Trời, là không thay đổi và Phao-lô, người làm một với Đấng Christ này
cũng không thay đổi. Ông đã quyết định không theo sự khôn ngoan của con người
nhưng trong sự hiệp một với Đức Chúa Trời thành tín và với Đấng Christ không
thay đổi. Trong những câu này, chúng ta có dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy rằng
Phao-lô đang hoàn toàn sống trong Christ và trong Đức Chúa Trời. Ông là một với
Đức Chúa Trời và với Christ.
1 Cô-rin-tô là sự
khải thị về những điều Đức Chúa Trời đang tìm kiếm ngày nay. Đức Chúa Trời đang
tìm kiếm những người sống Christ và những người làm một với Ngài. Những người
như thế cuối cùng trở thành Hội thánh. Anh em có biết Hội thánh là gì không? Hội
thánh là một tập hợp những người sống Christ và làm một với Đức Chúa Trời. Để
có một nhóm người như thế là khát vọng của lòng Đức Chúa Trời, và đó là những
gì Ngài dự định có trong cõi đời đời. Điều đó được khải thị ngắn gọn trong 1
Cô-rin-tô, trong đó, Phao-lô khuyên nài tín đồ hãy quên Do Thái giáo, triết lí
Hy Lạp, sự khôn ngoan và văn hoá con người đi và nhận thức rằng những gì Đức
Chúa Trời ao ước là một nhóm sống người sống Christ và làm một với Đức Chúa Trời.
Sau đó, trong 2 Cô-rin-tô Phao-lô chỉ cho họ thấy rằng chính ông và các đồng
công của ông đều là những người như thế. Tất cả các sứ đồ đều là những người
làm một với Đức Chúa Trời và sống Christ. Do đó, ngay cả trong vấn đề tầm thường
của chính mình, nhưng trong Christ và với Christ, ông không có một ý định nào
mà tách rời khỏi Đức Chúa Trời hoặc phân rẽ khỏi Ngài. Không, Phao-lô làm một với
Đức Chúa Trời thành tín, và ông đã sống Đấng Christ không thay đổi. Ý định của
ông đến với người Cô-rin-tô được quyết định trong sự hiệp một với Đấng Christ
không thay đổi của Đức Chúa Trời thành tín.
1. Gắn kết với Đấng
Christ
Trong câu 21
Phao-lô nói tiếp: “Vả (nhưng), Đấng làm cho vững bền (gắn kết) chúng tôi với
anh em vào trong (dẫn đến) Christ, và đã xức dầu cho chúng tôi, ấy là Đức Chúa
Trời”. Các sứ đồ, những người rao giảng Christ theo lời hứa của Đức Chúa Trời
và sống Christ theo sự rao giảng của họ, và tín đồ, những người đã nhận Christ
theo sự rao giảng của các sứ đồ được liên hiệp với Christ, trở nên một với
Ngài, qua Đấng mà họ nói A-men trước mặt Đức Chúa Trời với Đấng Phải vĩ đại về
những lời hứa của Đức Chúa Trời, tức là chính Christ. Tuy nhiên, họ không tự gắn
kết nhưng Đức Chúa Trời gắn kết tất cả họ lại với Christ. Việc họ làm một với
Christ thuộc về Đức Chúa Trời và bởi Đức Chúa Trời chứ không thuộc về họ và bởi
chính họ.
Bằng cách xử dụng từ
“nhưng” trong câu 21, Phao-lô giới thiệu một sự tương phản. Phao-lô vừa mới chỉ
ra rằng ông là một với Đức Chúa Trời thành tín và rằng ông đã sống Christ không
thay đổi. Thế thì tại sao ông giới thiệu câu kế tiếp bằng chữ “nhưng”? Chữ
“nhưng” được dùng theo cách này thường liên quan đến một sự tương phản không có
lợi. Phao-lô dùng từ “nhưng” để chứng tỏ rằng ngay cả việc ông làm một với Đức
Chúa Trời và sống Christ cũng không thuộc về ông hay bởi chính ông. Vì lí do
này, Phao-lô dường như muốn nói: “Vâng, tôi làm một với Đức Chúa Trời và tôi sống
Christ. Nhưng điều này không thuộc về tôi; điều đó thuộc về Đức Chúa Trời, Đấng
đã gắn kết chúng tôi với anh em dẫn đến Christ, và là Đấng đã xức dầu cho chúng
tôi. Việc tôi làm một với Đức Chúa Trời và sống Christ là thuộc về Đức Chúa Trời
chứ không thuộc về chính tôi. Tôi không có chỗ để khoe khoang về điều này. Bất
cứ sự khoe khoang nào cũng đều phải thuộc về chính Đức Chúa Trời”.
a. Với Tín Đồ
Trong câu 21,
Phao-lô nói về việc được gắn kết với tín đồ dẫn đến Christ, Đấng được xức dầu
(Đa. 9:26; Giăng 1:41). Tiếng Hy Lạp “gắn kết chúng tôi với anh em” cũng có thể
được dịch là “kết nối chặt chẽ chúng tôi với anh em”. Theo nghĩa đen, từ gắn kết
cũng có nghĩa là thiết lập. Đức Chúa Trời thiết lập các sứ đồ với tín đồ trong
Christ. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời gắn kết các sứ đồ với tín đồ lại với
nhau dẫn đến Christ, kết nối các sứ đồ và tín đồ với Christ, Đấng được xức dầu.
Do đó, các sứ đồ và tín đồ là một không chỉ với Christ, Đấng được xức dầu mà
còn với nhau, cùng chia sẻ sự xức dầu của Christ mà Ngài đã nhận từ Đức Chúa Trời.
Vì chúng ta đã được Đức Chúa Trời gắn kết dẫn đến Christ, Đấng được xức dầu nên
tự phát chúng ta được Đức Chúa Trời xức dầu cùng với Ngài.
Câu 21 và 22 thật
sâu sắc và thâm thuý. Dù tiếng Hy Lạp dịch từ gắn kết trong câu 21 là thiết lập,
nhưng ý nghĩa thật của từ này ở đây không phải là thiết lập mà là gắn kết. Ở đây,
Phao-lô nói rằng Đức Chúa Trời gắn kết chúng ta dẫn đến Christ chứ ông không
nói đến việc được thiết lập trong Christ.
Chúng ta không nên
cho câu này là đúng hoặc làm ra vẻ mình hiểu câu đó. Ý Phao-lô muốn nói gì khi
ông nói rằng Đức Chúa Trời “gắn kết chúng tôi với anh em vào trong Christ”? Từ
“chúng tôi” nói đến các sứ đồ và từ anh em nói đến tín đồ. Đức Chúa Trời gắn kết
các sứ đồ lại với tín đồ không phải trong Christ nhưng dẫn đến Christ. Có vẻ
như không có gì khác nhau khi nói rằng Đức Chúa Trời gắn kết chúng tôi với
Christ hoặc dẫn đến Christ. Thật ra, giới từ “dẫn đến” được dùng ở đây mạnh hơn
giới từ “với”, vì “dẫn đến” hàm ý đến kết quả, một kết thúc cụ thể trong quan
điểm. Chẳng hạn như chúng ta đã được xưng công chính dẫn đến sự sống. Điều này
có nghĩa là sự xưng công chính đó có kết quả trong sự sống, sự xưng công chính
đó cùng một quan điểm với sự sống. Ở đây, Phao-lô nói rằng Đức Chúa Trời gắn kết
các sứ đồ với tín đồ với một kết quả nào đó trong quan điểm. Kết quả này là
chúng ta được dẫn đến Christ.
b. Được Đức Chúa Trời
Xức Dầu
Theo tiếng Hy Lạp,
Christ có nghĩa là Đấng được xức dầu. Christ thật ra là hình thức Anh hoá của
tiếng Hy Lạp. Christ, Đấng được xức dầu thì đầy dầu, đầy sự xức dầu.
Ha-lê-lu-gia, Đức Chúa Trời gắn kết các sứ đồ với tất cả tín đồ với Đấng được xức
dầu này! Vì chúng ta đã được gắn kết với Ngài nên dầu xức tuôn chảy trong chúng
ta.
Câu 21 nói rằng Đức
Chúa Trời gắn kết chúng ta và xức dầu cho chúng ta. Đức Chúa Trời xức dầu cho
chúng ta bằng cách nào? Ngài xức dầu chúng ta bằng cách gắn kết chúng ta với Đấng
được xức dầu. Một lần nữa, chúng ta có thể dùng điện và sự áp dụng của điện để
minh hoạ. Không cần phải nhà máy phát điện mới cung cấp trực tiếp điện cho bóng
đèn. Một khi bóng đèn được gắn đúng bằng cách cắm phích vào ổ điện thì điện sẽ
chạy vào trong bóng đèn. Cũng vậy, chúng ta được xức dầu nhờ được gắn kết với
Christ, Đấng được xức dầu. Là tín đồ, tất cả chúng ta đều đã nhận Linh theo
cách này. Nếu có ai hỏi anh em rằng anh em đã nhận Linh chưa, anh em nên trả lời:
“Tôi đã được gắn kết với Đấng được xức dầu, và hằng ngày tôi nhận Linh. Tôi được
xức dầu hằng ngày”.
Phao-lô nhận thức rằng
ông có thể làm một với Đức Chúa Trời thành tín và sống Christ vì ông đã được gắn
kết với Christ và được Đức Chúa Trời xức dầu. Vì Đức Chúa Trời xức dầu ông bằng
cách gắn kết ông với Christ nên ông có thể làm một với Christ và làm một với Đức
Chúa Trời thành tín. Công bố một lời như thế là rao giảng đúng đắn Phúc Âm trọn
vẹn.
Ngợi khen Chuá,
chúng ta đã được gắn kết với Đấng được xức dầu! Vì chúng ta đã được kết nối với
Đấng được xức dầu hoàn vũ nên chúng ta cũng được xức dầu. Trong vũ trụ, chỉ có
một Đấng được xức dầu. Đấng ấy là Đấng Christ, Đấng được xức dầu. Bây giờ, tất
cả chúng ta đều ở trong Đấng được xức dầu này. Chúng ta đã được xức dầu bằng
cách gắn kết với Ngài. Bây giờ, vì chúng ta đã được gắn kết với Đấng được xức dầu
nên chúng ta có thể là một với Đức Chúa Trời phục sinh và sống một đời sống phục
sinh.
Trong 1 Cô-rin-tô
chương 6, Phao-lô nói về vấn đề việc làm các chi thể của Christ. Làm chi thể của
Christ có nghĩa là gì? Có nghĩa là chúng ta là một phần của Đấng được xức dầu.
Ha-lê-lu-gia, tất cả chúng ta là một phần của Đấng được xức dầu vì Đức Chúa Trời
đã gắn kết chúng ta với Ngài!
Tôi kêu gọi anh em
hãy chú ý đến câu 21, “gắn kết” ở thì hiện tại, trong khi đó “đã được xức dầu” ở
thì hoàn thành. Đây là điều rất bất thường. Điều này cho thấy rằng việc xức dầu
diễn ra trước sự gắn kết. Điều này nên làm cho chúng ta đặt câu hỏi: chúng ta
được xức dầu khi nào? Chúng ta được xức dầu khi Đấng Christ được xức dầu. Khi Đầu
được xức dầu thì Thân Thể cũng được xức dầu. Thi Thiên 133 minh hoạ điều này. Dầu
xức đổ trên đầu A-rôn chảy xuống râu và sau đó đến trôn áo người. Cũng vậy, việc
xức dầu trên Đầu chảy xuống Thân Thể. Vì chúng ta được xức dầu khi Christ được
xức dầu nên chúng ta được xức dầu thậm chí trước khi chúng ta được sinh ra. Tuy
nhiên, chính trong suốt quãng đời của chúng ta mà Đức Chúa Trời gắn kết chúng
ta với Christ. Đức Chúa Trời gắn kết chúng ta trong thời đại hiện tại này,
nhưng Ngài đã xức dầu chúng ta rất lâu trước khi chúng ta được sinh ra, Ngài đã
xức dầu chúng ta khi chính Đấng Christ được xức dầu. Tôi xin lập lại, là các
chi thể của Thân Thể, chúng ta đã được xức dầu cùng lúc với Đầu được xức dầu. Nếu
hiểu điều này, chúng ta sẽ hiểu vì sao động từ “gắn kết” và “đã xức dầu” ở hai
thì khác nhau.
c. Con Dấu Và Của Đặt
Cọc
Trong câu 22, với một
từ sâu sắc và thâm thuý khác, Phao-lô nói tiếp về Đức Chúa Trời: “Ngài cũng
đóng ấn cho chúng tôi, và ban Linh trong lòng chúng tôi để làm của đặt cọc”. Việc
xức dầu trong câu trước là việc đóng ấn. Vì Đức Chúa Trời đã xức dầu chúng ta với
Christ nên Ngài cũng đóng ấn chúng ta trong Christ.
Chúng ta không nên
xem việc đóng ấn như điều gì đó tách rời khỏi việc xức dầu. Thật ra, xức dầu
hàm ý đến đóng ấn. Khi chúng ta ở dưới sự xức dầu thì việc xức dầu trở thành việc
đóng ấn. Như vậy, chúng ta khác với người khác. Hơn nữa, con dấu làm cho chúng
ta mang dáng vẻ của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn như khi tôi đóng dấu trên một tờ
giấy bằng một con dấu cao su có mực. Ngay lập tức, tờ giấy được đóng dấu và
mang hình ảnh của con dấu. Con dấu là hình ảnh. Cùng một nguyên tắc, khi Đức
Chúa Trời xức dầu chúng ta thì việc xức dầu là việc đóng dấu. Việc xức dầu đem
thể yếu thần thượng vào trong chúng ta, giống như con dấu cao su điểm mực lên tờ
giấy. Trước hết, qua sự xức dầu, Đức Chúa Trời thêm thể yếu của chính Ngài cho
chúng ta. Sau đó, việc xức dầu này đóng ấn chúng ta bằng thể yếu của Đức Chúa
Trời và làm cho chúng ta thành hình ảnh của Đức Chúa Trời.
Trong câu 22,
Phao-lô cũng nói rằng Đức Chúa Trời đã ban của đặt cọc là Linh trong lòng chúng
ta. Của đặt cọc Linh là chính Linh như là của đặt cọc. Đóng dấu là dấu hiệu
chúng ta là sản nghiệp của Đức Chúa Trời, tài sản của Đức Chúa Trời, thuộc về Đức
Chúa Trời. Của đặt cọc là một sự bảo đảm rằng Đức Chúa Trời là cơ nghiệp của
chúng ta hoặc là di sản thuộc về chúng ta. Linh trong chúng ta là của đặt cọc,
là tiền đặt cọc của Đức Chúa Trời là phần hưởng của chúng ta trong Christ.
Việc Đức Chúa Trời
gắn kết chúng ta với Christ dẫn đến ba điều: thứ nhất, việc xức dầu truyền yếu
tố của Đức Chúa Trời vào trong chúng ta; thứ hai, việc đóng dấu hình thành yếu
tố thần thượng thành một ấn tượng để biểu lộ hình ảnh của Đức Chúa Trời; và thứ
ba, của đặt cọc cho chúng ta tiền vị như là hàng mẫu và sự bảo đảm về sự nếm biết
trọn vẹn Đức Chúa Trời. Qua những kinh nghiệm này về Linh xức dầu, với kinh
nghiệm thập tự giá, chức vụ của Đấng Christ được sản sinh.
Ba vấn đề này – sự
xức dầu, sự đóng dấu, và của đặt cọc – thật ra là một. Đó là một vấn đề có ba
phương diện. Trước hết, chúng ta được xức dầu, sau đó, chúng ta được đóng dấu,
và rồi chúng ta có của đặt cọc như là một sự bảo đảm. Ha-lê-lu-gia, chúng ta có
thể yếu, hình ảnh và sự bảo đảm! Tất cả những điều này là Đức Chúa Trời đã-trải-qua-tiến-trình,
Đấng bây giờ là Linh. Linh là Dầu mà chúng ta được xức, là thể yếu mà chúng ta
được đóng dấu, và là của đặt cọc bảo đảm rằng Đức Chúa Trời thuộc về chúng ta
và Ngài là phần hưởng của chúng ta. Vì chúng ta đã được xức dầu, được đóng ấn
và đã nhận được của đặt cọc nên chúng ta có thể làm một với Đức Chúa Trời thành
tín và sống Christ. Bây giờ, chúng ta có đủ phẩm chất và được trang bị để sống
Christ không hề thay đổi.
Theo lời của
Phao-lô trong câu 22, của đặt cọc Linh ở trong lòng chúng ta. Là của đặt cọc của
Đức Chúa Trời làm phần hưởng của chúng ta, Linh là tiền vị cho chúng ta; vì thế
ở đây nói rằng Ngài ở trong lòng chúng ta. La-mã 5:5 và Ga-la-ti 4:6 nói đến vấn
đề tình yêu. Do đó, những câu này nói về Linh trong lòng chúng ta. nhưng La-mã
8:16 nói đến công tác của Linh, vì nói rằng Linh đồng chứng với linh chúng ta.
Lòng chúng ta là cơ quan yêu thương, nhưng linh chúng ta là cơ quan làm việc.
--